Tác động tiêu cực của nợ xấu

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại

Thứ nhất, nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng kéo theo giảm lợi nhuận. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng bao gồm kể cả chi phí dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động cho việc thu hồi nợ xấu. Vấn đề nợ xấu đã buộc các ngân hàng sử dụng một nguồn lực đáng kể cho việc xử lý nợ xấu, nhu trích lập dự phòng, thanh lý tài sản bảo đảm... thay vì dùng những nguồn nhân lực này để cung cấp tín dụng và phục vụ nền kinh tế. Những tài sản bảo đảm tại ngân hàng ngày càng bị hao mòn giá trị sử dụng và giá trị của tài sản sẽ bị giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, việc duy trì, bảo duỡng, quản lý, giám sát tài sản bảo đảm làm cho NHTM bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Do các tài sản bảo đảm hầu hết đều không có tính thanh khoản cao, nên ảnh huởng đến thời gian xử lý tài sản bảo đảm, cùng lúc chất luợng tài sản bị suy giảm và khoản trích lập dự phòng gia tăng. Từ đó, dẫn đến chi phí sử dụng vốn vay ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ làm suy giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Thứ hai, nợ xấu sẽ không khai thông đuợc nguồn vốn để cho vay. Với tình trạng nợ xấu gia tăng, không những các ngân hàng tìm mọi cách để không cho các khoản nợ đủ tiêu chuẩn nhảy nhóm và trở thành nợ cần chú hay trở thành nợ xấu, mà các ngân hàng đều rất cẩn thận cho vay mới do tình trạng tài chính của doanh nghiệp suy giảm, hàng tồn kho tăng cao làm gián đoạn vòng quay vốn và tài sản luu động, khó chứng minh đuợc nguồn trả nợ cũng nhu tính khả thi của nhiều dự án.

Thứ ba, nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, mất thanh khoản và mất lòng tin của khách hàng. Khi nợ xấu gia tăng thì đồng

17

nghĩa với nguồn vốn sẽ bị đóng băng. Nguồn vốn cho vay không có khả năng thu hồi đuợc sẽ ảnh huởng khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khủng hoảng trong thanh toán là nguyên nhân dễ dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng. Hơn nữa, nợ xấu làm gián đoạn vòng quay vốn của các ngân hàng: những món nợ xấu làm ngăn chặn dòng tiền trở lại với ngân hàng và có thể nhanh chóng tạo nên tình trạng mất thanh khoản nếu số nợ xấu tăng cao.

Thứ tư, nợ xấu sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của NHTM, vì thế ảnh huởng đến sự ổn định của khu vực tài chính. Do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận của ngân hàng vì thế sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ ảnh huởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại của ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản, với những khoản nợ khó đòi trong nhiều năm và chính ngân hàng cũng trở thành những con nợ với những khoản nợ khổng lồ và buộc phải bị phá sản hay bị thôn tính sáp nhập.

Thứ năm, nợ xấu khiến uy tín của ngân hàng giảm sút. Khi nợ xấu phát sinh sẽ khiến uy tín của các ngân hàng thuơng mại giảm sút đối với khách hàng nhu việc chậm trễ trong thanh toán, khả năng thanh toán giảm sút... đối với cổ đông nhu chậm trễ trong thanh toán cổ tức, cổ tức giảm do thu nhập giảm, hoạt động kinh doanh và chất luợng tín dụng đi xuống... và đối với các đối tác khác nhu chậm trễ trong giải ngân các khoản cho vay, các khoản đầu tu, chứng khoán... Trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, nợ xấu đã ảnh huởng đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

1.1.3.2. Đối với khách hàng vay

Khách hàng vay khó tiếp cận đuợc nguồn vốn vay do nợ xấu gia tăng gây nên chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, nhiều ngân hàng có nợ xấu cao khó có thể giảm lãi suất cho vay vì họ muốn duy trì lãi suất cho vay cao để bù đắp cho chi phí và thiệt hại phát sinh từ những khoản nợ xấu hiện

18

đang nằm trong sổ sách. Điều này lý giải phần nào hiện tượng các ngân hàng vẫn giữ lãi suất cao khi lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể, thậm chí với các hợp đồng tín dụng cho phép lãi suất được điều chỉnh bất cứ ở thời điểm nào.

Hơn nữa, khi quy mô nợ xấu gia tăng, đã buộc các ngân hàng áp dụng những chính sách cho vay chặt chẽ hơn, siết chặt các điều kiện cho vay mà trước kia các ngân hàng đã nới lỏng quá mức, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay bất động sản và chứng khoán. Như vậy, khách hàng vay khó tiếp cận nguồn vố vay để duy trì hay mở rộng sản xuất kinh doanh và kéo theo ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

1.1.3.3. Đối với nền kinh tế

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng thương mại ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tác động của nợ xấu gián tiếp thông qua mối quan hệ: Ngân hàng - Khách hàng - Nền kinh tế. Qua đó, nợ xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng khai thác, đáp ứng vốn và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh. Nợ xấu tác động tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do nguồn vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ.

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w