- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam
Năm 1988: Tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy NHNN.
Năm 1990: Chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia với ngân hàng nước ngoài thành lập Ngân hàng liên doanh Indovina vào ngày 21/11/1990.
Năm 1993 - 1996: Thống đốc NHNN ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNN. Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN ký Quyết định 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Năm 2008: Ra mắt thương hiệu mới VietinBank vào tháng 04/2008. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1354/QĐ-TTg ngày 23/09/2008 phê duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02/11/2008, NHNN ký Quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng (IPO) thành công và thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
35
Năm 2009: Ngày 03/07/2009, NHNN ba hành Quyết định số 14/GP- NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là “CTG” vào ngày 16/07/2009 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 40.100 đồng/cổ phiếu.
Năm 2011: Là NHTMCP Nhà nước đầu tiên có đối tác chiến lược nước ngoài khi thực hiện bán 10% vốn điều lệ cho IFC. Khai trương chi nhánh tại Frankfurt, Đức.
Năm 2012: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế và niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Trái phiếu được phát hành vào ngày 17/05/2012, có kỳ hạn 05 năm và lãi suất cố định là 8%/năm. Mở chi nhánh tại Thủ đô Vientian, Lào.
Năm 2013: Tiếp tục bán 19,73% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là MUFG Bank (Nhật Bản) và trở thành NHTMCP Nhà nước có cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam.
Năm 2015: Nâng cấp từ chi nhánh trở thành Ngân hàng TNHH Công thương Việt Nam tại Lào (Ngân hàng con).
Năm 2016 - Nay: Tập trung chuyển đổi hệ thống Core Banking (Sunshine), đưa VietinBank trở thành ngân hàng sở hữu nền tảng công nghệ hiện đại trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Tăng cường hợp tác khu vực và hội nhập quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu VietinBank. Triển khai quyết liệt và có kết quả các nội dung, mục tiêu, lộ trình, giải pháp của Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018 - 2020.
36
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Ngày 22/04/1997 Ngân hàng Công thương Việt Nam, công bố quyết định số 17/HĐQT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank về việc thành lập Chi nhánh Thanh Xuân trực thuộc Chi nhánh VietinBank Đống Đa trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau hai năm đi vào hoạt động, đến tháng 03 năm 1999, Chi nhánh được tách ra trực thuộc VietinBank nay là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Giai đoạn: 1997-1999 (những ngày đầu thành lập trực thuộc chi nhánh VietinBank Đống Đa): Bộ máy tổ chức gồm: Chi bộ có 12 đảng viên trực thuộc Đảng bộ Đống Đa, 04 phòng nghiệp vụ với 50 CBNV, cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm, mạng lưới huy động vốn rất mỏng chỉ có 2 quỹ tiết kiệm. Số liệu được bàn giao về nguồn vốn 174 tỷ đồng, dư nợ 56 tỷ đồng, khách hàng có quan hệ ít, thị phần đầu tư và cho vay hạn chế, đại bộ phận các khách hàng, doanh nghiệp trên địa bàn đã có quan hệ truyền thống với các ngân hàng khác.
Giai đoạn 2000-2009 (chính thức là thành viên Ngân hàng Công thương Việt Nam): Chủ động kiện toàn tổ chức, mạng lưới, coi trọng công tác cán bộ. Tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bằng nhiều biện pháp đã khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ ngoại bảng phát sinh từ năm 2005, thu hồi nợ ngoại bảng đạt 145 tỷ đồng, nợ xấu giảm từ 10,7% năm 2015 xuống chỉ còn ở mức 1,5% trên tổng dư nợ. Đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng trưởng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng thị phần thông qua công tác tiếp thị khách hàng mới như các Tập đoàn, Tổng công ty, kho bạc nhà nước...
37
Giai đoạn 2010-2019 (khẳng định vị thế, uy tín VietinBank chi nhánh Thanh Xuân): VietinBank chi nhánh Thanh Xuân đuợc nâng lên chi nhánh hạng 1 từ tháng 01/2010. Nhiều năm liền, VietinBank chi nhánh Thanh Xuân là đơn vị xuất sắc trong hệ thống VietinBank. Năm 2012, đón nhận Huân chuơng lao động Hàng nhì của Chủ tịch nuớc và nhiều bằng khen, huân chuơng khác. Quy mô hoạt động kinh doanh phát triển vuợt bậc và là một trong 10 chi nhánh lớn trong hệ thống VietinBank với nguồn vốn trên 10.000 tỷ đồng; du nợ trên 4.500 tỷ đồng, phí dịch vụ 20 tỷ đồng, phát hành, quản lý thẻ các loại là 180.000 thẻ. Mô hình tổ chức, mạng luới: Gồm 25 phòng nghiệp vụ, trong đó 8 phòng nghiệp vụ tại trụ sở, 15 phòng giao dịch, tổng số lao động là 272 nguời.