Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 115)

2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã đuợc ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng chủ động trong xử lý nợ xấu, nhung còn chua hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chua bao quát đuợc hết các tình huống có khả năng phát sinh trên

87

thực tế

Ví dụ như quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá tài sản. Mặt khác, một số qui định, hướng dẫn của Chính Phủ, NHNN, các Bộ, Ngành về vấn đề trên còn chưa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của ngân hàng, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng... Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của VietinBank chi nhánh Thanh Xuân.

(i) Qui định về phân loại nợ ở Việt Nam còn có sự khác biệt với thông lệ quốc tế.

Ở Việt Nam hiện nay có hai tiêu chí cơ bản để phân loại nợ, tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Trong đó tiêu chí định lượng dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng nên phương pháp này được dùng để phân loại khi các khoản vay đã được giải ngân, còn tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ, bao gồm một hệ thống chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, mỗi chỉ tiêu lại có trọng số khác nhau ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và khi đó, tiêu chí định tính phát huy hiệu quả cao hơn, giúp cho ngân hàng có đầy đủ cơ sở đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn.

Khi ngân hàng phân loại nợ theo Thông tư 02 của NHNN, thì nợ xấu được tính toán cũng vẫn chưa ngang bằng với nợ xấu tính theo thông lệ quốc tế. Lý do là việc phân loại nợ xấu theo cách tiếp cận định tính sẽ phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm hoạt động, đánh giá chủ quan của chính ngân hàng, và do hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn mực, điều mà các NHTM Việt Nam non trẻ vẫn chưa thể tương đồng với các NHTM lâu năm trên thế giới.

88

Thêm vào đó, chưa có một qui chuẩn chung về tiêu chí định tính, NHNN còn qui định khá chung chung, không có các hướng dẫn rõ ràng về việc áp dụng phương pháp định tính. Mặt khác, độ tin cậy của các cơ sở dữ liệu đầu vào từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho việc chấm điểm tín dụng nội bộ còn rất hạn chế do thói quen tuân thủ pháp luật cũng như các chế tài đối với công tác kế toán, thống kê, kiểm toán... cũng còn nhiều bất cập. Do vậy, phân loại nợ chưa thể triển khai theo đúng kỳ vọng.

(ii) về định giá tài sản bảo đảm

Trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng, việc định giá giá trị tài sản bảo đảm chưa sát thực tế, phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định trong khi trình độ còn hạn chế, không có đủ kiến thức chuyên môn trên những lĩnh vực khác nhau nên không thể đánh giá được hiện trạng của tài sản. Đặc biệt, chưa có một chuẩn mực về định giá giá trị tài sản bảo đảm cụ thể đối với từng loại tài sản như bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa... dẫn đến tình trạng định giá không sát với giá trị thực do vô tình hoặc cố ý, ảnh hưởng tới kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, một số khoản vay mặc dù đã xử lý hết tài sản bảo đảm nhưng cũng không đủ để thu hồi nợ.

(iii) về xử lý tài sản đảm bảo.

Theo qui định hiện hành, khi khách hàng vay không còn khả năng trả nợ vốn vay, ngân hàng được toàn quyền bán tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng tại ngân hàng để xử lý nợ. Nội dung này đã được qui định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp bên đảm bảo không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng vẫn không thể tự quyết định xử lý phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ vì nhiều lý do: Thủ tục sang tên trước bạ khi ngân hàng xử

89

lý tài sản đảm bảo tiền vay qui định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản, nên các cơ quan có liên quan sẽ không làm đuợc thủ tục sang tên truớc bạ cho ngân hàng khi chủ sở hữu tài sản không đồng ý cho phát mại tài sản. Hoặc tài sản của các doanh nghiệp nhà nuớc thuờng rất khó phát mại vì đây là tài sản do Nhà nuớc giao cho doanh nghiệp nên để thu hồi nợ, ngân hàng lại phải thông qua các cấp chủ quản hoặc thông qua cơ quan toà án để có đuợc quyết định cho phát mại... Mặt khác, trong hợp đồng thế chấp để vay vốn đã đuợc cơ quan công chứng xác nhận có nội dung: iiNeu bên vay không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng tự phát mại tài sản để thu hồi vốn”. Tuy nhiên, khi phát mại tài sản, cơ quan công chứng không công chứng hợp đồng mua, bán nên không làm đuợc thủ tục chuyển nhuợng quyền sở hữu tài sản cho nguời mua, buộc ngân hàng phải khởi kiện ra toà án. Hơn thế nữa, một khi đã khởi kiện ra toà thì thời gian lại kéo dài, vừa tốn kém thời gian, vừa tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án còn là vấn đề nan giải.

Hơn nữa, khả năng phát mại tài sản là không cao. Đối với các loại tài sản là bất động sản, do sự trầm lắng của thị truờng nên giá trị tài sản biến động theo. Các tài sản là máy móc, trang thiết bị thì hầu hết đều mang tính đặc thù từng ngành nghề nên khả năng phát mại cũng rất thấp. Đối với tài sản bảo đảm là hàng tồn kho luân chuyển cũng khó có thể phát mại khi mà nền kinh tế đang đình trệ, bản thân các doanh nghiệp với sự am hiểu và các mối quan hệ ngành nghề lớn hơn ngân hàng cũng không thể bán đuợc hàng hoá. Ngoài ra, sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chua chặt chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phuơng chua thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và và phát mại tài sản bảo đảm nợ vay, sự cộng tác của các cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Nhiều truờng hợp, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhung khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng

90

chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.

(iv) về sử dụng quĩ dự phòng để xử lý rủi ro.

Theo qui định hiện hành về việc sử dụng quĩ dự phòng để xử lý rủi ro: Ngân hàng phải phát mại tài sản đảm bảo nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để xử lý. Qui định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý rủi ro tràn lan nhưng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hướng dẫn điều kiện nhưng qui định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hướng dẫn, giá bán các tài sản đảm bảo nợ vay có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trên thực tế, nợ xấu của ngân hàng tồn tại đã lâu, giá trị lớn, không được xử lý, trong khi nguồn dự phòng của ngân hàng lại hạn hẹp thì việc thực hiện qui định trên là rất khó khăn. Một phần lớn nguyên nhân do việc nhận diện, đánh giá rủi ro, phân loại nợ thiếu chính xác dẫn đến trích dự phòng không đủ để xử lý rủi ro. Mặt khác vẫn còn tâm lý gánh nặng chi phí nên việc trích lập dự phòng chưa thực sự được tuân thủ.

(v) Thị trường mua bán nợ chưa phát triển.

Nợ xấu phát sinh cao trong những năm vừa qua nhưng thị trường mua, bán nợ lại chưa phát triển. Ở Việt Nam, thị trường mua, bán nợ còn đang trong giai đoạn hình thành, khá mới mẻ đối với người bán, người mua và cơ chế vận hành, quản lý của Nhà nước. Nhu cầu mua lại các khoản nợ của các công ty cũng đang gia tăng. Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh VATC, DATC thì có khoảng 20 công ty quản lý và khai thác tài sản do các NHTM đứng ra thành lập và quản lý. Tuy nhiên, qui mô của các công ty này hầu hết đều rất nhỏ, không tương xứng với khối lượng nợ xấu ở Việt Nam. VAMC phụ thuộc rất lớn vào NHNN từ cơ chế chính sách đến nhân sự. Hơn nữa, VAMC chưa

91

được trao cơ chế đặc biệt để có thể xử lý nhanh các vướng mắc trong xử lý nợ xấu đã mua.

Thứ hai, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên nợ xấu của ngân hàng gia tăng

Do môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định. Kể từ cuối năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là lạm phát cao, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Đỉnh điểm năm 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao trong điều kiện các thị trường khác có những biến động: giá vàng và giá các nguyên liệu đầu vào tăng liên tục với tốc độ chóng mặt; chỉ số chứng khoán liên tục phá đáy còn đồng USD tăng giảm bất thường, sẽ khiến từng bộ phận khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung bị giảm sút. Việc thực hiện chính sách tiền tệ quá chặt, mục tiêu kiềm chế lạm phát chưa đạt được hiệu quả, nhưng ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế thì nhìn thấy rất rõ.

Do khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh kém. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.

Thứ ba, do những bất ổn của thị trường bất động sản

Một khu vực quan trọng có thể tác động mạnh tới cân đối tài sản bao gồm cả nợ xấu và tính thanh khoản của ngân hàng là thị trường bất động sản. Trong những năm trước đây, cùng với dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường tài sản, một dòng vốn lớn đã được đầu tư vào thị trường bất động sản,

92

bên cạnh đó, bất ổn vĩ mô đặc biệt là tình trạng lạm phát cũng khiến người dân đẩy mạnh đầu cơ vào thị trường này. Hệ quả là giá bất động sản gia tăng, nhu cầu đẩy giá bất động sản lên cao không phục vụ mục đích để ở và cư trú, mà nhằm đầu tư hưởng lợi nhuận do chênh lệch giá tại hai thời điểm mua và bán. Bản chất đây là bong bóng tài sản, khiến một lượng vốn rất lớn của nền kinh tế găm giữ trong thị trường bất động sản, không đi vào khu vực sản xuất.

Bên cạnh đó hàng loạt dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, bến cảng, sân bay... được các địa phương thi nhau triển khai với nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả gián tiếp và trực tiếp có một tỷ trọng khá lớn của vốn vay ngân hàng, tập trung là vốn vay của các đơn vị thi công, các nhà thầu... Đến nay một tỷ lệ lớn các dự án đó không hiệu quả, nợ xấu phát sinh.

Thứ tư, do sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chức năng chưa hiệu quả

Thiếu sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu.

Một số DNNN làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhưng các Bộ, ngành, địa phương chần chừ không thực hiện sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu hồi nợ. Cũng có doanh nghiệp đã quyết định phá sản, giải thể nhưng tài sản không thể thanh lý được do không có đầy đủ giấy tờ hoặc tài sản không còn giá trị. Do vậy, việc bán tài sản công khai trên thị trường và qua trung tâm bán đấu giá tốn kém rất nhiều thời gian để xác định tính pháp lý của tài sản.

Việc xử lý nợ xấu liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân...), nhiều nghiệp vụ (sắp xếp lại doanh nghiệp, xử lý tài chính cho doanh nghiệp, xử lý tài sản đảm bảo...), nhiều thủ tục hành chính

93

(đơn từ, xác nhận, chứng thực, đăng ký, thẩm định, qui hoạch, phê duyệt, giải trình...) trong khi các văn bản qui định về các vấn đề này chua đồng bộ, rõ ràng. Một số cơ quan chính quyền địa phuơng lại không tạo điều kiện cho ngân hàng trong giải quyết các công việc có liên quan nên đã ảnh huởng không nhỏ đến tiến độ xử lý nợ xấu.

2.4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập và quy trình xử lý nợ xấu chưa đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu

Mô hình tổ chức các phòng ban của các ngân hàng tiên tiến đuợc hình thành, sắp xếp theo đối tuợng khách hàng, nhóm sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất luợng khách hàng và hạn chế rủi ro. Nhung cho đến nay, mô hình tổ chức các phòng, ban của VietinBank nói chung và của VietinBank chi nhánh Thanh Xuân nói riêng đuợc sắp xếp theo các loại hình nghiệp vụ.

Tổ chức bộ máy và quy trình xử lý nợ xấu thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, cơ chế điều hành và sự phối hợp giữa các phòng ban chua đồng nhất. Các phòng ban trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc hoạch định chính sách mới. Thói quen truyền thống, chua mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới của các ngân hàng tiên tiến của thế giới. Phòng quản lý khoản nợ mặc dù chịu trách nhiệm chính về quản lý rủi ro song chua có bộ phận quản lý rủi ro mà chủ yếu nằm ở Phòng Tổng hợp. Một số hoạt động liên quan đến nhiều khách hàng thì chua có đầu mối, thiếu sự đồng bộ và phối hợp, chua phân tách trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa bộ phận quản trị rủi ro cũng nhu xử lý nợ xấu. Đơn vị chuyên trách, tham muu chính sách là Phòng Tổng hợp còn hạn chế, chua phát huy đuợc vai trò, chức năng nhiệm vụ trong việc tham muu ban hành chính sách hoặc công tác cảnh báo, phòng ngừa, xử lý những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi

94

nhánh. Cán bộ làm công tác quản lý rủi ro còn thiếu và chua có nhiều kinh nghiệm về quản trị rủi ro, thiếu cán bộ chuyên môn, công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro còn yếu, chua đuợc bài bản. Trách nhiệm của mỗi cá nhân

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w