Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Thứ nhất, công tác nhận diện, phân loại nợ xấu được thực hiện nghiêm túc và thống nhất tại VietinBank chi nhánh Thanh Xuân.

VietinBank đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phân loại nợ, xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Các văn bản này đã bám sát tình hình diễn biến thực tế về xử lý nợ và tinh thần của văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến thông lệ quốc tế.

81

Việc phân loại nợ được chuyển từ phương pháp định lượng dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay chuyển sang kết hợp với phương pháp phân loại dựa trên xếp hạng khách hàng đã giúp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng, đánh giá khách quan, chính xác hơn về chất lượng tín dụng và nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Công tác tổ chức phân loại, nhận diện nợ xấu cũng như kiểm tra, kiểm soát hoạt động này tại chi nhánh được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo quy định, là căn cứ cho công tác ngăn ngừa, xử lý nợ xấu.

Tại VietinBank chi nhánh Thanh Xuân, Phòng Tổng hợp là nơi tập trung xử lý và cung cấp các thông tin về khách hàng của toàn chi nhánh. Bằng các biện pháp chỉ đạo sát sao cụ thể như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, phiếu nhắc nhở việc cán bộ làm chưa tốt, kiểm tra thực tế, hướng dẫn trực tiếp cho các cán bộ trong chi nhánh... đến nay chi nhánh đã thực hiện thu thập và cập nhật số liệu đầy đủ. Dữ liệu các khách hàng đã được cập nhật thường xuyên và chất lượng thông tin thu thập đã được nâng cao, đặc biệt là thông tin tiến độ xử lý nợ xấu. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thông tin của các khách hàng, Phòng Tổng hợp đã liên hệ, làm việc với các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan để cung cấp thông tin cần thiết cho chi nhánh. Phòng Tổng hợp thực hiện báo cáo và ban hành các văn bản hướng dẫn, lưu ý trong quá trình xử lý nợ xấu để làm tài liệu phục vụ hoạt động kinh doanh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nhận diện nợ xấu, quản lý thông tin khách hàng, quản lý dữ liệu thông minh, hỗ trợ phân tích khách hàng đã có những bước tiến tích cực. Kết quả của những cải tiến đó là lượng thông tin ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, việc quan tâm khai thác thông tin khách hàng ngày càng tăng. Thể hiện các cán bộ đã nhận thức được vai trò của thông tin tín dụng trong việc ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

82

Thứ hai, VietinBank chi nhánh Thanh Xuân đã sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu khá linh hoạt, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác xử lý nợ xấu

Trong thời gian qua, VietinBank chi nhánh Thanh Xuân đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu. Các biện pháp đã thực hiện cụ thể nhu:

-Nhóm các biện pháp khai thác nợ: (1) Tiếp tục cấp giới hạn tín dụng để khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh; (2) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; (3) Giảm/miễn lãi; và

-Nhóm các biện pháp thanh lý nợ: (1) Xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ;(2) Bán nợ; (3) Khởi kiện; (4) Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.

VietinBank chi nhánh Thanh Xuân đã tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu của các khách hàng có mức độ rủi ro cao và giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể cho từng cán bộ.

Từ những khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua làm cho nợ xấu tăng cao, tỷ lệ thu hồi nợ đạt ở mức thấp, đồng thời với việc giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng đã ảnh huởng không nhỏ đến tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và thu nhập của ngân hàng. Do vậy, trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng kinh doanh, tăng cuờng các biện pháp thu hồi nợ gốc, lãi vay, lãi đọng, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro, tiết kiệm chi phí hoạt động. Do vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ đã dần cải thiện trong điều kiện thị truờng khó khăn. Chi nhánh đã thực hiện biện pháp xử lý nở xấu bằng trích lập dự phòng rủi ro đúng qui định nhằm lành mạnh hóa tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, kết quả tài chính đạt mục tiêu đề ra.

Mặc dù vậy, tỷ lệ các khoản thu hồi nợ xấu tính trên số nợ đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng lũy kế không đuợc cải thiện đáng kể, điều này một

83

phần phản ánh sự khó khăn trong công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng do các đối tuợng vay đã không còn khả năng trả nợ và buộc phải xóa nợ.

Qui mô nợ xấu không tăng mạnh trong năm 2019 là nhờ chi nhánh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý nợ xấu, trong đó ba giải pháp chủ yếu có tác động tích cực là giữ nguyên nhóm nợ với những khoản nợ đuợc cơ cấu lại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Việc quản lý nợ xấu đã đuợc chi nhánh quan tâm sát sao, các khoản nợ rủi

ro có vấn đề đã đuợc chuyển sang nợ xấu kịp thời và trích lập theo đúng tỷ lệ trích qui định.

Công tác thông tin báo cáo đuợc duy trì thuờng xuyên và tuơng đối chính xác, kịp thời nên chi nhánh luôn nắm chắc đuợc tình hình trích lập và xử lý rủi ro của chi nhánh. Từ đó, đua ra các biện pháp chỉ đạo hiệu quả và kịp thời.

Ý thức đuợc vai trò của việc trích lập dự phòng, chi nhánh ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập dự phòng. Do đó số trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất luợng nợ của chi nhánh. Qua công tác tổng hợp số liệu trích lập dự phòng rủi ro cho thấy công tác trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đã đi vào nề nếp, chi nhánh luôn chú trọng đến công tác trích lập dự phòng rủi ro.

Thứ ba, tốc độ gia tăng nợ xấu được kiểm soát, tốc độ gia tăng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm

Tốc độ gia tăng nợ xấu trong năm 2018 là 23%, giảm hơn so với năm 2017. Năm 2019, nợ xấu đuợc kiểm soát, tốc độ gia tăng nợ xấu có tín hiệu đảo chiều, giảm 27% so với năm 2018, cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát nợ xấu, công tác quản lý, xử lý nợ xấu đã có nhiều ảnh huởng tích cực.

84

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w