Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng và quy trình xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 121)

VietinBank phải đề ra chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh nợ xấu có thể dẫn đến sự thu hẹp về qui mô tín dụng, từ đó trực tiếp hạn chế khả năng sinh lời, bởi vậy ngân hàng cần xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ thế nào phải được phản ánh rõ ràng trong chiến lược quản lý rủi ro và chiến lược này cần phải được ban hành xem xét hàng năm, phải thể hiện được xu hướng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng.

Việc giới hạn và chấp nhận một mức độ rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó được Trụ sở chính VietinBank phê duyệt, đồng thời phải thường xuyên được xác định lại theo định kỳ. VietinBank chi nhánh Thanh Xuân phải hoạch định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử

103

dụng, phương thức đánh giá mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong điều kiện thị trường có biến động xấu xảy ra ngoài dự tính. Ngoài ra cũng cần phải cân nhắc

các tổn thất trong quá trình xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói chung, cũng như việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng.

Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý, có hiệu quả hơn dựa vào kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân lãnh đạo. Một chính sách tín dụng không thống nhất, thiếu đồng bộ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh đang ngày càng gay gắt, chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm mọi cách lách rào kiểm soát, sai lệch về thông tin... mà vẫn phải thực hiện đúng qui trình tín dụng để tránh tổn thất cho ngân hàng.

Hiện nay, VietinBank chi nhánh Thanh Xuân chỉ có một Tổ quản lý nợ có vấn đề thuộc phòng Tổng hợp. Khi khoản nợ bắt đầu quá hạn thì phòng khách hàng phụ trách khoản nợ chuyển thông tin cho Tổ quản lý nợ có vấn đề để lên kế hoạch làm việc cũng như thu hồi khoản nợ, trong khi trách nhiệm của phòng phụ trách khoản nợ gần như không có. Như vậy, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, cũng như lên phương án cụ thể đối với từng khoản nợ, đặc biệt việc xếp hạng tín dụng và phân loại nợ gần như không được thể hiện qua quy trình xử lý nợ.

VietinBank chi nhánh Thanh Xuân cần xây dựng lại quy trình xử lý nợ xấu, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận xử lý tín dụng và xử lý nợ. Quy trình xử lý nợ xấu cần được tinh gọn, đơn giản hóa, linh hoạt, dễ áp dụng, phù hợp với thực tế và đặc biệt tiết giảm chi phí trong quá trình xử lý nợ xấu, quy trình cụ thể được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:

104

Hình 3.1. Đề xuất quy trình xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w