Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 125)

Nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác tác quản lý nợ xấu đó chính là việc nhận diện, đánh giá và phân loại nợ. Ngân hàng làm tốt việc này mới có thể thực hiện việc phòng ngừa, hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, có phuơng án xử lý phù hợp.

105

xấu ở VietinBank chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian qua còn mang tính chủ quan, chua phát huy hết các thế mạnh của phương pháp định tính. Dan đến các khoản nợ chưa được đánh giá trung thực, chính xác, chưa phát hiện ra những khoản nợ có vấn đề để có phương án xử lý phù hợp, chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Trong thời gian tới, ngân hàng cần phải xây dựng cơ chế nhận diện nợ xấu dựa trên yêu cầu phải tiến hành phân loại nợ thường xuyên, nhận biết nguy cơ chuyển nhóm nợ của các khoản tín dụng. Để làm được việc này ngân hàng cần giải quyết các vấn đề cơ bản:

Hệ thống thông tin khách hàng cập nhật, hiệu quả và tin cậy

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập đầy đủ các nguồn thông tin một cách chính xác, kịp thời có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá giữa các bộ phận, vừa không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, VietinBank chi nhánh Thanh Xuân cần thiết cập nhật hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định để có ứng xử phù hợp với thị trường. Việc nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm; nguồn cung cấp nguyên vật liệu, xu hướng biến động của các yếu tố bất ổn định, sự biến động của giá cả thị trường, uy tín của khách hàng vay vốn... sẽ giúp công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, từ đó ngăn ngừa tình trạng nợ xấu phát sinh. Những thông tin quan trọng cần phải được bộ phận thẩm định tín dụng cập nhật định kỳ, sau đó chuyển tiếp cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để phân tích và đánh giá. Nhờ đó mô hình mới có thể vận hành suôn sẻ.

Các thông tin về lịch sử khách hàng trên cơ sở đó xếp hạng và phân loại khách hàng là cơ sở rất quan trọng để xem xét cho vay. Khi ngân hàng không được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả, có độ tin cậy cao và

106

được cập nhật. làm cơ sở cho các quyết định cho vay thì nguy cơ nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính yếu kém, nợ đọng thuế, vay nợ nhiều ngân hàng, chiếm dụng vốn của bạn hàng, nợ đối tác kéo dài. nhưng nếu chế độ công bố thông tin không chặt chẽ, thông tin sai lệch thì công ty đó vẫn có thể được coi là khách hàng tốt và các quyết định cho vay của ngân hàng sẽ vô hình chung làm nợ xấu gia tăng, nợ không có khả năng thu hồi.

Củng cố thông tin thu thập và xử lý thông tin khách hàng để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tín dụng. Ngân hàng cần liên hệ thường xuyên với khách hàng cũng như các cơ quan quản lý khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty.) để có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tương lai, lấy đó là một trong những cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.

Bên cạnh đó, VietinBank cần phải tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng kết hợp với nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngân hàng.

Ngoài ra, cũng rất cần thiết triển khai xây dựng “kho dữ liệu” và hoàn thiện hệ thống phân tích thông tin toàn diện, đảm bảo cung ứng nguồn thông tin

chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Để thực hiện

được điều này, rất cần có sự hỗ trợ của NHNN và sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa NHNN và các ngân hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ

liệu thông tin về khách hàng vay là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

Hoàn thiện các cơ sở đo lường, đánh giá chất lượng nợ

107

thất dự tính và xác suất vỡ nợ của khách hàng trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tính toán các khoản tổn thất không dự tính được và hệ số liên quan vỡ nợ của các khoản vay riêng lẻ trong một danh mục các khoản cho vay đối với khách hàng.

Muốn đánh giá, phân loại khách hàng chính xác thì ngân hàng phải thu thập các dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại từ nhiều nguồn khác nhau. Xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất là yếu tố hàng đầu để thiết lập và triển khai hệ thống xử lý nợ xấu hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy. Để làm được điều này, ngân hàng cần sớm triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thậm chí là phục dựng lại dữ liệu quá khứ để đẩy nhanh tiến trình phân loại nợ theo chuẩn quốc tế.

Một công cụ thường xuyên được sử dụng trong xử lý nợ xấu là phân tích kịch bản. Lợi ích của phân tích kịch bản là hỗ trợ ban lãnh đạo rút ra những thông tin cần thiết cho hoạt động điều hành, không ngừng cải thiện qui trình xử lý nợ xấu, chủ động thực hiện giám sát rủi ro để bổ sung cho việc phân tích dữ liệu tổn thất sau này.

Xây dựng hệ thống báo cáo nhằm đáp ứng các nhu cầu quản trị nội bộ của VietinBank và các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước

Ban lãnh đạo ngân hàng nên triển khai một qui trình để thường xuyên giám sát hồ sơ khách hàng và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp cần phải có ở nhiều cấp độ từ các phòng ban đến Ban giám đốc chi nhánh và Ban điều hành tại Trụ sở chính nhằm tạo điều kiện chủ động trong quản trị nội bộ.

Cần chú trọng công tác quản trị nội bộ, giúp ngân hàng chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường, nhìn nhận được dấu hiệu rủi ro và cảnh

108

báo sớm rủi ro, thường xuyên cấp nhật quá trình đánh giá rủi ro, đặc biệt những rủi ro trong phát triển sản phẩm mới hoặc triển khai một hoạt động kinh doanh mới.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát, giám sát cấp tín dụng

Định kỳ kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động cấp tín dụng, hoạt động xử lý nợ xấu, từ đó đưa ra các khuyến nghị để cấp quản lý rà soát, xác định và giải quyết. Yêu cầu bộ phận kiểm tra, kiểm soát phải có hiểu biết toàn diện về toàn bộ hoạt động ngân hàng, các vấn đề pháp lý và qui định.

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w