Các biện pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)

Trên cơ sở các thông tin cập nhật và kế hoạch tự khắc phục của khách hàng vay, ngân hàng thiết lập phương án xử lý nợ nhằm giảm thiểu nợ xấu. Phương án xử lý nợ chủ yếu gồm hai hướng chính là khai thác nợ hoặc thanh lý nợ. Khai thác nợ là việc tiếp tục duy trì khoản nợ và áp dụng các biện pháp

20

không dựa vào pháp luật để thu hồi nợ. Trong khi đó, thanh lý nợ là việc yêu cầu khách hàng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm thanh lý khoản nợ theo trình tự pháp luật.

1.2.3.1. Biện pháp khai thác nợ

Đối với những khoản nợ xấu, nhung chưa đến mức phải thanh lý theo trình tự pháp luật, thì ngân hàng thường lựa chọn áp dụng biện pháp khai thác nợ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, thiện chí trả nợ và triển vọng phục hồi của khách hàng vay, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt để khai thác nợ, cụ thể:

- Tư vấn cho khách hàng: Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang có triển vọng tốt, tuy gặp khó khăn trong việc trả nợ trước mắt nhưng nhìn chung hoạt động của khách hàng vay vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng vay có thiện chí trả nợ, thì ngân hàng chỉ cần đưa ra các biện pháp có tính chất tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng, có thể kể đến một số tư vấn sau:

+ Gọi vốn bổ sung: Trong trường hợp khách hàng vay còn tiềm năng mở rộng sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể đề nghị khách hàng tăng thêm vốn từ vốn góp của người lao động, người thân trong gia đình hay bán cổ phiếu ra công chúng.

+ Sáp nhập: Nếu khách hàng là một doanh nghiệp nhỏ thì có thể sáp nhập hay hợp nhất với tổ chức khác có tiềm năng hơn, qua đó tăng cường được khả năng hoàn trả nợ. Nếu khách hàng vay là doanh nghiệp tư nhân thì có thể gọi thêm chủ sở hữu khác cùng góp vốn kinh doanh.

+ Cắt giảm hoạt động SXKD: Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng vay tinh giảm hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm những kế hoạch đầu tư mở rộng SXKD chưa cần thiết trong khi đang thiếu vốn.

21

+ Tăng cường thu hồi các khoản phải thu: Rút ngắn kỳ thu nợ, nhất là các khoản phải thu đã quá hạn, tạo ra dòng tiền để trả nợ.

+ Giảm thiểu hàng tồn kho: Áp dụng các biện pháp để tăng vòng quay hàng tồn kho, trong đó chú trọng hoạt động bán hàng bằng biện pháp giảm giá bán hay tăng mức chiết khấu cho người mua, qua đó tăng được doanh số bán hàng.

- Giảm/miễn lãi: Ngân hàng có thể áp dụng biện pháp giảm/miễn lãi vay đối với khách hàng vay nhằm thu hồi đủ số nợ gốc đã cho vay. Biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng khi khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính nên không trả được nợ vay, áp dụng biện pháp này tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại tại ngân hàng.

- Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm hoặc tìm người bảo lãnh: Việc này

phải được thực hiện khi việc hoàn trả nợ định kỳ gặp khó khăn, nguồn thu biến động, giá trị tài sản bảo đảm giảm sút. Việc bổ sung tài sản bảo đảm được làm thành văn bản và là một phận cấu thành hợp đồng tín dụng hiện hành.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Bằng các hình thức như gia hạn nợ, cấu

trúc lại kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, tức tăng thời gian ân hạn cho khoản vay.

- Tiếp tục cấp giới hạn tín dụng để khách hàng vay duy trì hoạt động

kinh doanh: Trong một số trường hợp, khách hàng hoàn toàn có tiềm năng trả nợ, tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan mà khách hàng chưa thể trả nợ ngay cho ngân hàng, hơn nữa để biến tiềm năng trả nợ của khách hàng vay thành hiện thực thì ngân hàng nhất thiết phải hỗ trợ tiếp tục cấp giới hạn tín dụng. Nhìn chung, đối với các khách hàng vay đã có nợ xấu, được ngân hàng tiếp tục cung ứng vốn được xem là những trường hợp đặc biệt, ngân hàng làm

22

việc này với sự cẩn trọng rất cao. Trong một số trường hợp, thay vì cho vay thêm, ngân hàng có thể cân nhắc trong khuôn khổ của pháp luật việc tham gia góp vốn bằng hình thức mua cổ phần, liên doanh liên kết hoặc chuyển nợ thành vốn góp.

- Cử cán bộ đại diện của ngân hàng tham gia quản lý doanh nghiệp:

Ngân hàng và khách hàng vay có thể thỏa thuận để ngân hàng cử đại diện của mình tham gia quản lý doanh nghiệp, qua đó, ngân hàng nắm bắt được tình hình một cách trung thực và trực tiếp giám sát việc triển khai các biện pháp khai thác nợ của ngân hàng.

1.2.3.2. Biện pháp thanh lý nợ

Sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa cũng như các biện pháp khai thác nợ, nếu khoản nợ trở về trạng thái tốt thì khoản nợ sẽ được theo dõi một cách bình thường theo quy trình tín dụng của ngân hàng. Nếu khả năng thu hồi khoản nợ là không còn, hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặ c khách hàng có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, thì ngân hàng phải thanh lý tín dụng theo pháp luật.

- Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải căn

cứ vào nội dung hợp đồng bảo đảm tín dụng. Thực hiện phát mại tài sản, tiền thu được từ phát mại tài sản được phân bổ theo thứ tự như sau: Trả án phí cho tòa án, phí bán đấu giá, phí thi hành án, hoàn trả nợ vay, nếu còn lại thì thuộc về khách hàng vay, nếu không đủ trả nợ thì ngân hàng tiếp tục ghi nợ và tiếp tục đòi nợ, khách hàng vay có nghĩa vụ pháp lý trả hết số nợ còn thiếu cho ngân hàng. Các hình thức phát mại tài sản để thu nợ chủ yếu gồm:

+ Trực tiếp bán tài sản bảo đảm cho người mua: Hai bên thỏa thuận giá bán tối thiểu, trên cơ sở đó, khách hàng vay và ngân hàng trực tiếp tìm người mua. Theo hình thức này, việc phát mại tài sản sẽ tránh được các thủ tục pháp lý và các khoản phí phải trả.

23

+ Ngân hàng dùng biện pháp siết nợ: Bản chất biện pháp này là việc ngân hàng mua lại tài sản bảo đảm của khách hàng vay. Để thực hiện được, hai bên phải thỏa thuận giá cả tài sản và xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị khoản nợ. Trong thực tế, biện pháp này được ngân hàng lựa chọn khi có nhu cầu về tài sản ở khu vực địa lý nào đó để mở văn phòng đại diện, phòng giao dịch hay chi nhánh. Tuy nhiên, do ngân hàng không có chức năng kinh doanh bất động sản nên biện pháp này là không phổ biến.

+ Bán đấu giá tài sản bảo đảm: Trong trường hợp, ngân hàng không mua lại hoặc hai bên không thỏa thuận bán trực tiếp tài sản, thì các bên làm thủ tục bán đấu giá tài sản tại trung tâm đấu giá. Đây là phương thức phổ biến trên thế giới, vì dễ dàng tìm được người mua, giá cả được hình thành khách quan, việc mua bán diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, bất lợi của biện pháp này là chi phí đấu giá có thể cao.

+ Phán quyết của tòa án về phát mại tài sản bảo đảm: Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản bảo đảm, hoặc khách hàng cố tình không trả nợ bằng hình thức phát mại tài sản thì ngân hàng có thể làm đơn gửi tòa án để được giải quyết theo trình tự của pháp luật.

- Bán nợ xấu: Ngân hàng chuyển quyền sở hữu khoản nợ, tức quyền đòi nợ cho một cá nhân hay tổ chức khác để thu hồi nợ. Bằng việc bán nợ xấu, ngân hàng có thể đưa khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán và cải thiện điều kiện tài chính và tín dụng của mình.

- Biện pháp khởi kiện hoặc yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp: Theo luật định, khi khách hàng vay không trả được nợ trong một khoảng thời gian nhất định, thì ngân hàng có quyền nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm hoặc thực hiện nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với khách hàng vay liên quan. Khi đã tuyên bố phá sản, thì mọi khoản nợ của khách hàng vay coi như đến hạn và đều phải

24

được thanh lý. Đối với khách hàng vay, phá sản là dấu chấm hết để được chậm trả nợ và có cơ hội phục hồi kinh doanh. Đối với ngân hàng, mọi khoản nợ đều không được tính lãi kể từ khi tuyên bố phá sản, hơn nữa, tỷ lệ thu hồi nợ phụ thuộc và giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm phá sản. Chính vì vậy, phá sản được xem là con đường cùng đối với ngân hàng để xử lý nợ.

- Bù đắp tổn thất tín dụng bằng sử dụng dự phòng rủi ro: Tín dụng

được thanh lý bắt buộc bằng cách xử lý tài sản bảo đảm, truy đòi người bảo lãnh, tuyên bố phá sản doanh nghiệp hay bán các khoản nợ xấu có thể làm phát sinh tổn thất tín dụng. Ngân hàng phải có nguồn để bù đắp các tổn thất này nhằm duy trì hoạt động kinh doanh bình thường và làm sạch bảng cân đối kế toán. Nguồn bù đắp tổn thất tín dụng chủ yếu là quỹ dự phòng rủi ro. Ngoài ra, nếu quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất tín dụng, thì phần thiếu hụt phải được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần thiếu hụt được hoạch toán vào chi phí bất thường. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu tổn thất tín dụng là do nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, chiến tranh, bệnh dịch... thì Chính phủ có thể xem xét bù đắp một phần hay toàn bộ tổn thất tín dụng cho ngân hàng, nhất là các khoản tín dụng thuộc lĩnh vực chính sách ưu tiên của Chính phủ.

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w