Quy trình xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Khi nợ xấu phát sinh, ngân hàng sẽ tìm các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng chuyển sang nợ xấu theo một số bước như sau:

Bước 1: Luôn đặt mục tiêu: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ (gốc và lãi) đã cho vay.

Bước 2: Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn.

25

Bước 3: Trách nhiệm xử lý nợ xấu phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.

Bước 4: Ngân hàng xử lý nợ xấu cần hội ý khẩn với khách hàng vay về các giải pháp, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với khách hàng vay, ngân hàng cần phân tích sơ bộ khoản nợ xấu và những nguyên nhân, ghi chú mọi vấn đề đặc biệt khám phá ra (kể cả những chủ nợ có liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định được rủi ro đối với ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng, đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng để phù hợp với tình hình mới.

Bước 5: Dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ xấu (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng).

Bước 6: Ngân hàng tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

Bước 7: Đối với doanh nghiệp, ngân hàng cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

Bước 8: Ngân hàng phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ xấu, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản.

Yêu cầu đối với quy trình xử lý nợ xấu phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:

1.2.5.1. Các tiêu chí định lượng

- Tỷ lệ nợ xấu:

Để đo lường, đánh giá cơ bản chất lượng tín dụng, các ngân hàng

thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, cụ thể: Nợ xấu

, x 100%

Tỷ lệ nợ xấu - Tổng dư nợ

26

ràng, cụ thể đến mức chi tiết để cán bộ có thể hiểu, thực hiện được, tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai, đồng thời cũng giúp cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá.

- Tính phù hợp: Tính phù hợp của một quy trình là việc xem xét mức độ phù hợp của quy trình với đối tượng xử lý nợ, các điều kiện thực tiễn. Nếu môi trường xử lý nợ thức tế của ngân hàng quá khác biệt so với cá giả định của quy trình được ban hành, cán bộ xử lý nợ sẽ có xu hướng không tuân thủ quy trình xử lý nợ. Chính sự khác biệt này đã làm cho các quy trình có thể được thiết kế rất bài bản nhưng không vận hành được, làm giảm hiệu quả xử lý nợ. Sự phù hợp này cũng được xem xét trong mối tương quan với hệ thống các quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tương quan với những quy định của VietinBank.

- Tính hiệu lực: Tính tuân thủ của quy trình xử lý nợ được đo lường và đánh giá thông qua việc tuân thủ và thực hiện của cán bộ xử lý nợ khi quy định được ban hành và đưa vào thực hiện.

- Tính hiệu quả: Tính hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả với đầu vào của quy trình. Cụ thể hơn tính hiệu quả của quy trình xử lý nợ xấu được xét trên các mặt sau đây: Giảm bớt chi phí khi thực hiện quy trình, thời gian cần thiết để hoàn thành quy trình, hạn chế được các sai sót trong xử lý nợ.

- Tính khách quan: Tính khách quan thể hiện việc xử lý nợ xấu phải công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật, không xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu.

Như vậy, quy trình xử lý nợ xấu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đó là các yếu tố giúp tối ưu quy trình, đảm bảo thu hồi được nợ xấu hiệu quả, đồng thời tạo cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng vay có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường.

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w