Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)

Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu còn cao

Mặc dù VietinBank chi nhánh Thanh Xuân thường xuyên hoàn thiện và áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay, nhưng nhiều khoản nợ xấu mới vẫn phát sinh, tỷ lệ nợ xấu trong năm luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu mục tiêu mà chi nhánh đề ra, cao hơn tỷ lệ nợ xấu mà VietinBank chỉ đạo và NHNN khuyến nghị. Hạn chế này ảnh hưởng rất lớn vị thế và uy tín của VietinBank chi nhánh Thanh Xuân.

Thứ hai, công tác đánh giá nợ xấu còn thiếu chính xác, không cập nhật, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế dẫn đến nợ xấu chưa được phản ánh đúng bản chất rủi ro của khoản nợ, trích dự phòng rủi ro chưa đầy đủ

Mặc dù là khâu quan trọng trong hoạt động xử lý nợ xấu nhưng công phân loại nợ xấu vẫn chưa được thực hiện tốt, nhiều khoản nợ khó có khả năng thu hồi, giá trị lớn vẫn đang nằm trong nợ nhóm 01, 02 mà chưa được đưa vào nhóm nợ xấu để có biện pháp xử lý phù hợp. Ngân hàng chưa có cơ chế cập nhật thông tin kịp thời về khách hàng, hệ thống chấm điểm khách hàng chưa tạo ra những cơ sở khách quan, tin cậy để đánh giá khách hàng một cách chính xác.

Do vậy, có thể nói rằng công tác đánh giá nợ xấu hiện nay ở VietinBank chi nhánh Thanh Xuân vẫn còn nhiều vấn đề, trong khi hầu hết các ngân hàng khác đều đã và đang tiếp cận với thông lệ quốc tế.

Thứ ba, hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa nợ xấu chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, mô hình quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, quy trình xử lý nợ xấu còn chưa hiệu quả

Công tác kiểm tra, kiểm soát mặc dù được VietinBank chi nhánh Thanh Xuân quan tâm rất nhiều nhưng vẫn chưa tạo được môi trường hoạt động lành mạnh, có hiệu quả. Sự phân cấp, phân quyền giữa Ban giám đốc, các phòng

85

ban và các cán bộ đã có nhưng chưa rõ ràng và chưa gắn trách nhiệm cụ thể. Sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, quyền hạn đã phân cấp không được sử dụng hết hoặc bị lạm dụng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng còn yếu kém trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Công tác kiểm tra, kiểm soát mới chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn thiện, chưa phát huy vai trò cảnh báo rủi ro.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều tồn tại, hạn chế như việc kiểm soát không được khách quan, hạn chế tính minh bạch. So với sự phát triển vượt bậc về công nghệ ngân hàng, sự thay đổi về quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank trong thời gian qua là không đáng kể, mô hình quản trị rủi ro không có sự thay đổi lớn so với nhiều năm trước và đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao dẫn đến nguy cơ nợ xấu phát sinh và xử lý không hiệu quả do chất lượng tín dụng còn hạn chế.

Quy trình xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế. Mặc dù, quy trình được thiết kế rất bài bản, rất rõ ràng, cụ thể chi tiết đến từng bước nhưng khi áp dụng vào thực tế lại không hiểu quả, không phù hợp các điều kiện thực tiễn hiện nay, dẫn đến cán bộ xử lý nợ sẽ có xu hướng không tuân thủ quy trình xử lý nợ, cán bộ thường bỏ qua một số bước hoặc một số bước thực hiện sơ sài, nhiều nội dung của các bước không được thực hiện đầy đủ. Do đó, quy trình xử lý nợ xấu hiện tại vẫn chưa hiệu quả, chưa giúp cán bộ xử lý nợ xấu nhanh chóng, chi phí xử lý nợ xấu vẫn còn cao.

Thứ tư, công tác xử lý nợ xấu còn chậm, chưa thực sự mạng lại hiệu quả, chưa xử lý dứt điểm rủi ro và tổn thất

86

pháp khai thác nợ chủ yếu vẫn là cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, các khoản nợ cơ cấu lại chua thực sự là những khoản nợ có khả năng phục hồi năng lực trả nợ, chủ yếu là giải quyết những khó khăn trả nợ truớc mắt, chua đánh giá sát tình hình của khách hàng. Chính vì điều này nên các khoản nợ đuợc cơ cấu lại chỉ tạm thời thoát khỏi danh mục nợ xấu song nguy cơ trở thành nợ xấu trong tuơng lai vẫn còn cao, vì vậy nếu không trả đuợc nợ sau khi cơ cấu thì sẽ hiện rõ bản chất nợ xấu. Những biện pháp nhu tu vấn, hỗ trợ thu hồi công nợ cho khách hàng có tác động rất lớn đến hiệu quả thu hồi nợ xấu nhung tại VietinBank chi nhánh Thanh Xuân không đuợc chú trọng.

- Đối với các biện pháp thanh lý nợ: Các biện pháp thanh lý nợ xấu vẫn còn nhiều vuớng mắc, chua xử lý dứt điểm nợ xấu. Đối với biện pháp bán nợ vẫn chua đuợc chi nhánh áp dúng. Biện pháp xử lý thông qua khởi kiện và xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều vuớng mắc về thủ tục pháp lý, mất nhiều thời gian và chi phí. Nhiều khách hàng vay không hợp tác trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản. Đối với tài sản bảo đảm là nhà máy sản xuất quy mô lớn, mang tính chuyên ngành cao (nhu xi măng, dệt may, chế biến nông sản...) khi xử lý tài sản thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn vì không có khách hàng mua do tài sản có giá trị lớn và mang tính đặc thù. Bên canh đó, việc định giá tài sản truớc khi cho vay không chính xác dẫn đến khi bán để thu hồi nợ thuờng bị tổn thất lớn.

Một phần của tài liệu 1431 xử lý nợ xấu tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w