Hiện trạng mạng lưới đường thủy nội địa tại đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của cảng cần thơ đến năm 2020 (Trang 47 - 48)

ĐBSCLgồm 12 tỉnh, và 01 thành phố trựcthuộc Trung ương có diện tắch đấtgần 40.000 km2, dân số khoảng 18 triệu người; là vùng châu thổ phì nhiêu hàng năm cung cấp trên 50% sản lượng lương thực, thuỷ sản, trái cây cho cả nước. Đặc thù củaĐBSCL - vùng đấtđược xem nhưvựa lúa, vựathủysản và trái cây lớnnhất của cả nước - là có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài gần 28.000 km. Trong đó có trên 5.000 km sông, kênh, rạch cho phép phương tiện thủy trọng tải trên 100 tấn dễ dàng đi lại. Về năng lực vận tải, toàn vùng có khoảng 160.000 phương tiện thủy nội địa với tổng công suất máy trên 5,5 triệu CV, tổng trọngtải hàng hóa khoảng 5 triệutấn.

Bên cạnh đó, tất cả dòng sông chắnh cùng các phụ lưu và hệ thống kênh rạch đã tạo nên một mạng lưới liên hoàn chảy qua tất cả các khu công nghiệp (KCN) tập trung, khu dân cưẦ; đồngthời nhiềucảng sông tiếpcận trựctiếp vớihệ thống giao thông đường bộ. Hầu hết các tuyến sông đều có vị trắ tiếp cận với các cảng biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tải. Các đoàn tàu có công suất và trọng tải nhỏ đã dần được thay thế bằng các phương tiện có trọng tải lớn lên đến 3.000 tấn. Đặc biệt, đã có nhiều phương tiện tự hành vận chuyển container từ các cảng ven biển hoặcchuyển tải từ các tàu biển vào các cảng thủynộiđịa của các KCN, khu chế xuất (KCX) hay các đô thịlớn. Hiện có khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL phải trung chuyển lên các cảng khu vực TP.HCM bằng sà lan đã làm phát sinh nhiều chi phắ, giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Quyết định 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT, mạnglướituyếnđườngthủynộiđịa khu vực phắa Nam và ĐBSCL có 101 tuyếnvới tổngchiều 3.186,3 km, mang tắnh chất liên tỉnh và quốctế. Trong số này, có 6 tuyến xuất phát từ biên giới ra hướng biển Đông (cho phép tàu từ 500 - 5.000 tấn hoạt động) và hai tuyến ngang nối TP.HCM đi các tỉnh (cho phép tàu 300 tấnhoạt động), gồm:tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp 10 số 2: dài 227,6 km), tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò: dài 312,8 km) và tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No: dài 386,6 km).

Hình 3.1: Bản đồhệthống sông và tuyếnluồngtừ thành phốHồ Chắ Minh đi

khu vựcđồngbằng sông Cửu Long

(Nguồn: Công ty cổphầnCảngCầnThơ 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của cảng cần thơ đến năm 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)