Có nhiều nhân tố tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm từ chủ (8)
trương, chiến lược đầu tư; các chủ thể quản lý đầu tư; cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư; hệ thống kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư.
- Chủ trương và chiến lược, quy hoạch ĐTXDCB. Chủ trương, chiến lược và quy hoạch đầu tư có vai trò định hướng đầu tư rất quan trọng, tác động đến đầu tư của quốc gia, từng vùng, từng lĩnh vực và thậm chí từng dự án đầu tư và vốn đầu tư. Các chủ trương ĐTXD tác động đến cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn hình thức đầu tư. Đây là vấn đề tương đối lớn về học thuật và liên quan đến thông tin và nhận thức của các cấp lãnh đạo nhất là khi vận dụng vào thực tế. Nói cơ cấu đầu tư là nói phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố của các hoạt động đầu tư cũng như các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ trong quá trình sản xuất xã hội. [15] - Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sử dụng vốn đầu tư xây dựng, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng. Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các Luật thuế v.v.. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn ĐTXDCB, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình, thông tư về quản lý vốn đầu tư.
- Hệ thống định mức, đơn giá trong xây dựng. Đây là yếu tố quan trọng và là căn cứ tính toán về mặt kinh tế, tài chính của dự án. Nếu xác định sai định mức đơn giá thì cái sai đó sẽ được nhân lên nhiều lần trong các dự án, mặt khác cũng như các sai lầm của thiết kế, khi đã được phê duyệt, đó là những lãng phí hợp pháp và rất khó sữa chữa. [11]
Nguyên tắc chủ yếu và yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình. Trong thực tế, có nhiều dự án không đảm bảo yêu cầu về quy tắc chung nêu trên do nhiều nguyên nhân. Có những dự án, chi phí xây dựng vượt tổng mức từ vài chục phần trăm đến vài lần. Điển hình như, dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phải điều chỉnh và tăng tổng mức đầu tư từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng, dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông cuối 2011
khi khởi công dự án, số vốn được tính toán là 552 triệu USD, thì nay đã “đội” lên thành 868 triệu USD (tăng thêm khoảng 60% so với số vốn ban đầu). Đến nay việc quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam hầu như chưa bảo đảm được nguyên tắc khống chế bằng tổng mức chủ yếu do các nguyên nhân: trượt giá nguyên vật liệu xây dựng; chủ đầu tư thiếu thông tin xác đáng về suất đầu tư, định mức kinh tế - kỹ thuật (lạc hậu, thiếu); các xảo thuật của các nhà thầu tìm cách thắng thầu với giá thấp và tìm cách duyệt bổ sung; do phương pháp định giá chưa dựa trên cơ sở giá trị trường làm ngưỡng giá; nhiều định mức, đơn giá hiện đã lạc hậu, thiếu căn cứ khoa học, không đồng bộ, không sát thực tế [1].
-Các chủ thể và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sản phẩm XDCB được hình thành thông qua nhiều khâu tác nghiệp, tương ứng với nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn nên hiệu quả của đồng vốn bị nhiều chủ thể chi phối. Đặc điểm nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn ĐTXDCB nói lên tính phức tạp của quản lý và sử dụng vốn. Chủ thể quản lý ở đây bao gồm cả chủ thể quản lý vĩ mô và chủ thể quản lý vi mô (từng dự án). Chủ thể quản lý vĩ mô bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước theo từng phương diện hoạt động của dự án. Chủ thể quản lý vi mô bao gồm chủ đầu tư, chủ dự án, các nhà thầu. Đối với các dự án nhà nước, “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” xuất hiện với hai tư cách: tư cách quản lý vĩ mô dự án và tư cách chủ đầu tư – quản lý vi mô dự án. Với các tư cách này “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” quyết định nhiều vấn đề mà chủ đầu tư trong các dự án khác (không sử dụng NSNN) quyết định. Với tư cách chủ đầu tư, họ phải ra nhiều quyết định để hiệu quả tài chính dự án là lớn nhất. Với tư cách nhà nước, họ phải ra quyết định để hiệu quả kinh tế quốc dân là cao nhất. Nhiệm vụ khó khăn của “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” là kết hợp hiệu quả này. Tuy nhiên, chủ đầu tư (thay mặt nhà nước) sẽ là người mua hàng của các chủ thầu, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn (chủ thể thứ 3). Các doanh nghiệp này lại phải hoạt động trên quy luật thị trường, vừa bị khống chế bởi lợi nhuận… để tồn tại, vừa bị khống chế chất lượng sản phẩm xây dựng, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ đầu tư trên cơ sở của các bản thiết kế, dự án và các điều khoản hợp đồng.
Trong QLNN đối với các dự án ĐTXD của NSNN cần xác định rõ trách nhiệm của “chủ đầu tư” và “người có thẩm quyền quyết định đầu tư”, sự thành công hay thất bại của một dự án nhà nước là thành tích và trách nhiệm của hai cơ quan này. Trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chủ đầu tư và “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” người ta thường đi theo hướng: những quyết định quan trọng thuộc về “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” đồng thời mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư. Theo hướng này việc phân cấp các dự án đầu tư cũng căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án để phân cấp quyết định đầu tư cho hệ thống, các ngành các cấp bảo đảm nguyên tắc chủ động, sáng tạo cho cơ sở, vừa bảo đảm cho hệ thống bộ máy hoạt động đồng đều, đúng chức năng và mang lại hiệu quả cao. [13]