Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 97)

Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán VĐT là nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và phát huy tối đa lợi ích KT-XH trong quản lý vốn đầu tư hiện nay.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát thanh toán VĐT vẫn còn tồn tại: tình trạng dư nợ tạm ứng kéo dài, thanh toán vốn chậm và dồn về các tháng cuối năm, thủ tục thanh toán rườm rà, gây khó khăn, đi lại nhiều lần,… ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Để khắc phục tình trạng trên hệ thống KBNN tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện các giải pháp sau đây:

- Quy trình kiểm soát thanh toán:

+ Niêm yết công khai quy trình kiểm soát thanh toán VĐT và vốn có tính chất đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, cơ chế điều hành kế hoạch vốn và dự toán NSNN của UBND tỉnh.

+ Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm của Trung ương và của UBND tỉnh theo danh mục dự án và từng loại nguồn vốn đầu tư, KBNN chủ động hướng đẫn các chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các hồ sơ pháp lý để làm cơ sở tạm ứng và kiểm soát thanh toán VĐT cho các dự án kịp thời đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

- Thủ tục thanh toán:

+ Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát thanh toán VĐT theo hướng công khai quy trình, giảm bớt các thủ tục, hồ sơ tài liệu không cần thiết (bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu…), tăng cường kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ của công chức KBNN, hướng tới mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”.

+ Tiếp tục triển khai tốt công tác tin học hóa trong kiểm soát thanh toán VĐT, tổ chức vận hành và khai thác tốt chương trình Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS), áp dụng chương trình thanh toán điện tử nhằm rút ngắn thời gian kiểm soát và thanh toán vốn cho các công trình, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị thi công.

- Cơ chế kiểm soát:

+ Để hạn chế dư nợ tạm ứng kéo dài, cần có những chế tài cụ thể gắn liền với từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chủ đầu tư trong việc thực hiện hoàn ứng vốn đầu tư.

- Thời điểm cuối năm tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân, tổng hợp, đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của từng dự án, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chuyển kịp thời kế hoạch vốn từ các công trình thừa vốn sang các công trình đã có khối lượng hoàn thành nhưng thiếu vốn. - Công tác cán bộ:

+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy kiểm soát thanh toán VĐT tại KBNN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thanh toán vốn đầu tư với quy mô ngày càng tăng.

3.2.6 Nâng cao chất lượng nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong quá trình đầu tư XDCB, có vai trò quan trọng không chỉ trong việc góp phần hoàn tất và đưa dự án vào sử dụng mà còn làm cho nguồn vốn đầu tư được hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước.

Cần thành lập các tổ công tác chỉ đạo, đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư XDCB, xem xét, xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các công trình hoàn thành nhưng chưa được quyết toán.

Chủ đầu tư cần thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý và giám sát quá trình đầu tư XDCB, kịp thời báo cáo cấp trên xem xét và xử lý đối với những công trình kéo dài thời gian thi công; khi giao thầu phải tiết kiệm ít nhất 3% so với giá trị dự toán xây lắp sau thuế được duyệt; kiểm tra, bóc tách khối lượng đề nghị thanh quyết toán của các công trình, hạng mục công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng nhằm tránh thanh quyết toán trùng lắp khối lượng và không chính xác; trường hợp công trình thi công trễ tiến độ so với tiến độ đã cam kết trong hợp đồng thì xử phạt đơn vị thi công theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra giám sát và chấn chỉnh lại việc ghi nhật ký công trình, thực hiện kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số lượng, khối lượng công việc, chất lượng, mẫu mã, xuất xứ vật tư, thiết bị...; đặc biệt là đôn đốc đơn vị thi công khẩn trương lập hồ sơ quyết toán khối lượng A-B, hồ sơ nghiệm thu để lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, đối với các trường hợp nhà thầu

không tích cực làm hồ sơ quyết toán thì chủ đầu tư, Ban quản lý dự án lập hồ sơ quyết toán trên cơ sở các tài liệu thực tế và khối lượng thực hiện, trong đó đề xuất cụ thể mức xử phạt nhà thầu chậm trễ quyết toán theo quy định.

Công tác nghiệm thu thanh quyết toán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn đầu tư, nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)