Hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 72)

Đồng Đăng- Lạng Sơn

Trong giai đoạn 2010 - 2017, có bốn năm tổng vốn đầu tư XDCB của KKTCK Đồng Đăng giảm là từ 2012 đến 2013, 2013-2014, 2015-2016, 2016-2017, tăng mạnh nhất từ năm 2011 đến 2012 đạt giá trị 194,3% và giảm mạnh từ 2016-2017 với tốc độ tăng là - 41,2%. Việc quản lý vốn đầu tư XDCB năm 2012 chưa có hiệu quả thể hiện qua tổng vốn đầu tư, vốn giải ngân và khó khăn do khan hiếm vốn trong thời gian này. Nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Trung ương còn có hạn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng các khu chức năng, việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế còn hạn chế.Công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án chậm, nguyên nhân do công tác tuyên truyền các chủ trương của nhà nước về chính sách tới các hộ bị ảnh hưởng của dự án chưa được đồng bộ, quá trình kiểm đếm của tổ công tác còn thiếu sót, một

số hộ dân cố tình chống đối. Thêm nữa, năng lực của một số nhà thầu còn có những mặt hạn chế như: sử dụng nhân công lao động phổ thông theo thời vụ, năng lực về tổ chức thi công, trang thiết bị máy thi công, nguồn vốn còn yếu và thiếu. Sang năm 2013, khi công tác lập kế hoạch và giám sát các dự án XDCB chi tiết hơn và hiệu quả hơn thì việc quản lý nguồn vốn đã đem lại những kết quả rất rõ rệt, nhất là trong năm 2015.

Hiệu quả của việc quản lý vốn còn thể hiện ở chất lượng các dự án XDCB ở khu vực này. Trước hết, các dự án đầu tư XDCB chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như xây dựng đường xá giao thông, hệ thống điện, nhà làm việc, xây dựng các cặp chợ, nâng cấp và sửa chữa đường nội bộ. Trên thực tế những năm gần đây, các dự án lớn được triển khai nhưng đồng thời thường rơi vào tình trạng kéo dài thời gian thi công và nhiều tuyến đường phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn đã phải nâng cấp và sửa chữa. Một vài dự án được đầu tư với quy mô lớn nhưng đã hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, công suất và giá trị sử dụng thấp, như: trong năm 2015 phải cải tạo nâng cấp nhánh đông, nhánh Tây đường nội bộ khu vực cửa khẩu Chi Ma. Bên cạnh đó, Tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công còn chậm do nhiều lý do. Dự án Nút giao cầu vượt Ga đường sắt Đồng Đăng đã bị hoãn thi công từ năm 2008 cho đến nay do chưa thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, hay khu nhà làm việc liên ngành khu vực biên giới Co Sa, huyện Lộc Bình do chưa giải phóng được mặt bằng nên dừng triển khai,....Tiến độ hoàn thành của các dự án XDCB quá chậm trễ thể hiện hiệu quả quản lý vốn kém và làm gia tăng chi phí vốn cho các dự án này.

Cơ cấu đầu tư XDCB khu vực này vẫn còn khá dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa tập trung mang tính đột phá vào những địa điểm, những khu vực trọng điểm của KKTCK Đồng Đăng. So với mục tiêu đề ra của tỉnh thì những dự án XDCB đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn cần phân bổ lại để tăng tính hiệu quả bằng cách tập trung vào những khu vực trọng điểm, những con đường giao thông huyết mạch của khu vực, nâng cao chất lượng xây dựng nhằm tránh tình trạng hư hỏng phải bảo trì sửa chữa thường xuyên gây lãng phí vốn. Ngoài xu hướng tập trung vào kết cấu hạ tầng phần cứng trong khi chưa chú

trọng nhiều đến đầu tư vào kết cấu hạ tầng phần mềm, do đó, tác động thiếu bền vững đến sự phát triển của khu kinh tế và của tỉnh Lạng Sơn.

2.4 Những kết quả và hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)