tiếp tục khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương, đồng thời khẳng định vị trí của Lạng Sơn đối với sự phát triển của khu kinh tế trọng điểm.
2.2 Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn Đăng – Lạng Sơn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong Khu KTCK giai đoạn 2008 - 2017 liên tục ở mức cao so với tốc độ tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm đạt 11,3%/năm (toàn tỉnh 8,5%). Tổng sản phẩm trên địa bàn Khu kinh tế năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt khoảng 13.740 tỷ đồng, chiếm 49,6% của cả tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,1 triệu đồng năm 2008 lên 78,5 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dịch vụ tăng nhanh, ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 53,5% năm 2008 lên 63,8% năm 2017, công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,8% xuống 31,6%, ngành nông nghiệp giảm từ 9,7% xuống còn 4,6%. So với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của tỉnh thì sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong Khu KTCK nhanh hơn, thể hiện đây là Khu kinh tế động lực, năng động, đóng góp quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Trong giai đoạn 2010-2017 quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có xu hướng gia tăng mạnh. Nếu năm 2010, quy mô vốn từ tất cả các nguồn chỉ khoảng 34 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đã lên tới khoảng 186 tỷ từ tất cả các nguồn (90% mỗi năm). Tuy nhiên số lượng dự án qua các năm tương đối ổn định (khoảng 20 dự án). Điều này cho thấy quy mô mỗi dự án gia tăng mạnh mẽ. Bình quân mỗi dự án năm 2010 khoảng 1,6 tỷ, nhưng đến năm 2015
là 7,7 tỷ, năm 2017 là khoảng 5,5 tỷ. Sự gia tăng quy mô bình quân mỗi dự án mặc dù có chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố trượt giá nhưng nó cũng cho thấy hiện tượng dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng suy giảm, đồng thời thể hiện thắt chặt trong chi tiêu công, đặc biệt là khi Luật Đầu tư công có hiệu lực thi hành.
Các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được hình thành từ các nguồn ngân sách đầu từ cho khu kinh tế cửa khẩu, vốn ngân sách tỉnh, vốn viện trợ phát triển chính thức và đối ứng. Thực tiễn đầu tư trong giai đoạn 2010-2017 vừa qua cho thấy một sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trung ương cho xây dựng khu kinh tế cửa khẩu giảm mạnh mặc dù có gia tăng về quy mô cũng như số lượng dự án. Năm 2010, nguồn ngân sách trung ương chiếm 98% tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2015 chỉ chiếm 14,5% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 chiếm 32,1%. Ngược lại, vốn ngân sách tỉnh gia tăng mạnh mẽ cả về tỷ trọng và quy mô. Năm 2010, nguồn này chỉ chiếm khoảng 2% với quy mô 0,7 tỷ, thì đến năm 2015 khoảng 39% với quy mô khoảng 72 tỷ đồng, năm 2017 khoảng 21,4% với quy mô 20 tỷ đồng. Số lượng dự án được tài trợ bằng nguồn này cũng gia tăng mạnh từ 1 dự án năm 2010 lên 20 dự án năm 2015 và 16 dự án năm 2017. Bên cạnh đó vốn viện trợ phát triển chính thức cũng ngày càng trở nên quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Từ 0% năm 2010 lên 24,6% năm 2015 và 46,5% năm 2017.
Về các loại dự án thực hiện trong Khu kinh tế cửa khẩu, quy mô và số lượng các dự án hoàn thành trong năm có xu hướng tăng nhanh. Các dự án giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư do đặc thù của các dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu. Các dự án khởi công mới gia tăng mạnh mẽ về quy mô và số lượng phản ánh thực tiễn và nhu cầu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
Công tác quản lý vốn ĐTXD được Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn triển khai thực hiện theo các quy định về quản lý ĐTXD công trình. Trong thời gian qua công tác quản lý các dự án ĐTXD đã dần đi vào nề nếp, trách nhiệm của các chủ thể từng bước được nâng cao, qua đó huy động được nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng.
2.2.1 Công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn