Tổng quan về Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăn g– Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 52)

Khu kinh tế cửa khẩu Đổng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được hình thành và hoạt động theo các Quyết định của Thủ thướng Chính phủ: số 55/2008/QĐ-TTg, ngày 28/4/2008 phê duyệt đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; số 138/QĐ-TTg, ngày 14/10/2008 về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; số 1601/QĐ-TTg ngày 07/11/2008 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn có phạm vi không gian 394 km², với 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế đường sắt ga Đồng Đăng), 03 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Pò Nhùng); là cửa ngõ quan trọng nối thị trường Trung Quốc (thuộc địa bàn Quảng Tây, Quảng Đông,...) với ASEAN trong hợp tác Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng (GMS), đây là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu, về cơ bản Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được phân thành hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan, khu vực chủ đạo là địa bàn thành phố Lạng Sơn, Khu hợp tác kinh tế biên giới và là một trong 09 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước.

Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với sự phát triển của Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để trong tương lai không xa phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Các dự án đầu tư trong Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo

quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp đối với cùng một vấn đề mà các văn bản quy phạm pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất. [14]

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn

2.1.2.1 Chức năng

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn và các Khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và Khu cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế, khu công nghiệp; cụm từ Khu kinh tế được hiểu là Khu kinh tế cửa khẩu, bao gồm cả Khu cửa khẩu Chi Ma).

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tham gia ý kiến, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

(i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế; Phương án phát hành trái phiếu công trình; Phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong Khu kinh tế ;

(iii) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách về đầu tư, phát triển khu kinh tế và các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh;

(iv) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

(v) Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện : Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế đã được phê duyệt; Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu Khu kinh tế , khu công nghiệp ; Chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp ; (vi) Xây dựng Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp trình UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(vii) Xây dựng Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;

(viii) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

- Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND tỉnh trên cơ sở Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan khác trên địa bàn tỉnh và các quyết định uỷ quyền trong phạm vi, phân khu chức năng và trong từng giai đoạn cụ thể, gồm các nhiệm vụ sau đây:

(i) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong Khu kinh tế;

thực hiện đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo Luật Đầu tư;

(ii) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong Khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong Khu kinh tế, khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan; (iii) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại Khu kinh tế theo ủy quyền của UBND tỉnh;

(iv) Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp;

(v) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh trong Khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan khác trên địa bàn tỉnh:

(i) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới Khu kinh tế, khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(ii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội,

phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại Khu kinh tế, khu công nghiệp; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;

(iii) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;

(iv) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế, khu công nghiệp;

(v) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế, Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(vi) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai;

(vii) Trên cơ sở quy định của pháp luật và của UBND tỉnh về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất;

(viii) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm mọi hoạt động trong Khu kinh tế, khu công nghiệp phù hợp quy hoạch, kế hoạch

xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.

(ix) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại Khu kinh tế, khu công nghiệp và kiến nghị UBND tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan và Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

(x) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả đầu tư trong Khu kinh tế, khu công nghiệp;

(xi) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về Khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

(xii) Báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan về tình hình: xây dựng và phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong Khu kinh tế, khu công nghiệp; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương và tổ chức phối hợp, hợp tác với các tổ chức liên quan thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây - Trung Quốc để tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020 theo Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng-Lạng Sơn. [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)