Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 47)

Nghiên cứu về phát triển các Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu công nghiệp là thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách cả ở Việt Nam và trên Thế giới. Liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển các khu vực này ở Việt Nam và đặc biệt là trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể kể đến một số các công trình tiêu biểu sau:

- Đặng Nguyễn (2007), "Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu", Thời báo Kinh tế, số 109 [6]. Thông qua đánh giá tình hình các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam nằm tại các vùng tiếp giáp với 3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia, tác giả đã khẳng định: việc áp dụng các chính sách thí điểm trước đây, đặc biệt là Quyết định 53/2001/QĐ-TTg, các khu kinh tế cửa khẩu đã có những tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay là do vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ở xa các trung tâm kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém, đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn,

trong khi nguồn ngân sách của địa phương phục vụ cho nhu cầu đầu tư của các KKT CK còn chưa tương xứng.

- Lê Công Huỳnh, Trần Hồng Kỳ, Vũ Văn Thái, Nguyễn Minh Sang và Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH&ĐT (2002), “Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước KCN, KCX ở Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ [7]. Qua đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các KCN, KCX, KKT trong thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế của KCN, KCX, KKT. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc phát triển các KCN, KKT cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để phát triển trong thời gian tới.

- Trần Hồng Kỳ (2008), “Phát triển KCN, KCX gắn với hình thành phát triển đô thị công nghiệp: Kinh nghiệm của một Châu Á và vận dụng vào Việt Nam” [6], Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Bộ GD và ĐT: Viện Kinh tế, chính trị thế giới. Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và nhiều nước trong thời kỳ đầu phát triển có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam, như: cơ sở hạ tầng còn kém, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ lao động còn thấp. đã xây dựng khá thành công các KCN, KCX, KKT. Từ kinh nghiệm xây dựng các KKT, KCX, KCN, đặc biệt là xây dựng các KKTCK hỗn hợp sát biên giới các quốc gia láng giềng, không chỉ cách ly an toàn nền kinh tế non yếu mới khởi sắc của mình trước sức cạnh tranh mạnh từ các đối tác có tiềm lực khoa học - công nghệ, đồng thời còn lựa chọn được các luồng vốn và công nghệ phù hợp, từng bước phát triển kinh tế quốc gia và đuổi kịp các nước có nền kinh tế tiên tiến

- Đặng Xuân Phong (2011), “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân [10]. Tư tưởng chung của luận án là phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại XNK, XNC mà phải biến các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới, vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, biến các cửa khẩu biên giới thành các vùng động lực, thành các tụ điểm dân cư đô thị của khu vực biên giới để bảo vệ biên cương, củng cốquốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị của đất nước.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã thống nhất về cơ bản quan niệm và lợi ích về phát triển của các KCN, KCX, KKT trong phát triển kinh tế quốc gia cũng như kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc xây dựng, tổ chức vận hành của các KKT này. Tuy nhiên, cho đến nay còn rất ít các nghiên cứu được thực hiện về vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế cửa khẩu từ các nguồn vốn khác nhau và đặc biệt từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu chưa được đề cập một cách thấu đáo đặc biệt trong điều kiện cụ thể của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trong mối quan hệ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Trên cơ sở đó, luận văn này được thực hiện với mục tiêu phần nào làm sáng tỏ một số các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Việc quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu từ ngân sách cũng được thực hiện quản lý theo quy định của nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng như Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn quản lý dự án đầu tư, hợp đồng xây lắp và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước... Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả công tác này trong giai đoạn sắp tới.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (bao gồm các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư XDCB), các nhân tố ảnh hưởng, một số tiêu chí để đánh giá công tác này trong thực tiễn quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và các nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như: Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư; Lập, thẩm định các dự án đầu tư; Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN và công tác thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Những vấn đề trình bày ở chương 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn ở chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)