Ngoài các giải pháp nêu trên, một số giải pháp khác cũng cần được quan tâm để khắc phục những hạn chế, khó khăn đối với hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB tại KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn như sau:
- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.
- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư theo hướng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án
- Cần phân cấp trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động đầu tư XDCB, quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị tham gia. Trên thực tế, nếu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN thì chủ đầu tư được nhà nước ủy nhiệm để quản lý vốn đầu tư XDCB. Thực trạng hiện nay là chủ đầu tư thường không đủ năng lực quản lý và thiếu hiểu biết về chuyên môn nếu kiêm nhiệm, gây hạn chế hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB. Do vậy, cần tách biệt chức năng của chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn, với các đơn vị giám sát và thẩm định chất lượng để bảo đảm tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong các dự án đầu tư. Chủ đầu tư cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với chất lượng của công trình xây dựng và hiệu quả dự án. Đồng thời, cần có chế tài xử lý trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng các điều kiện về chất lượng, tiến độ dự án.
Kết luận chương 3
Trên thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được phân tích, đánh giá trong Chương 2 và định hướng mục tiêu của công tác này trong thời gian tới; Chương 3 đã đề ra định hướng phát triển cơ sở hạ tầng tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn như: nâng cao chất lượng công tác lập dự án, khảo sát thiết kế, công tác đánh giá đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; tăng cường công tác quản lý, lựa chọn nhà thầu; nâng cao năng lực, trách nhiệm của nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, chất lượng nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB và hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB. Như vậy, quản lý vốn đầu tư nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động phức tạp, chủ thể quản lý có nhiều cấp, nhiều ngành và đối tượng quản lý chính là vốn, đặc biệt trong XDCB sử dụng vốn NSNN không vì lợi nhuận mà vì mục tiêu tổng thể kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nên phải thực hiện đồng bộ các khuyến nghị và có sự phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, huy động nguồn lực và quản lý sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả thì mới đảm bảo đúng định hướng, đúng mục tiêu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Được thành lập từ năm 2008, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn với phạm vi 394 km², là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh với mục tiêu xây dựng và phát triển khu vực này thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với sự phát triển của Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để trong tương lai không xa phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tuy nhiên, thực tiễn phát triển trong thời gian qua còn cho thấy nhiều vấn đề về công tác quản lý. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân còn hạn chế, chưa đồng bộ; nguồn ngân sách của địa phương đầu tư cho xây dựng cơ bản tại KKT CK Đồng Đăng – Lạng Sơn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất chưa nhiều; tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng chậm; việc thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển Khu kinh tế cửa khẩu còn hạn chế, chưa thu hút được nguồn vốn trong dân cư, vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước do chưa hình thành được cơ chế chính sách đặc thù.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho xây dựng đất nước. Đầu tư xây dựng nói chung và công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm. Để các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, đây cũng là vấn đề có tính thời sự, cấp bách đối với các ngành, các cấp địa phương.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nhiều nguồn khác nhau, luận văn đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Khu kinh tế của khầu Đồng Đăng – Lạng Sơn như: việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, hoạt động đầu tư còn thiếu minh bạch, tồn tại tình
trạng thất thoát lãng phí trong XDCB. Từ đó luận văn đã đề xuất một nhóm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như: hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính sách của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tăng cường quản lý chi phí dự án; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ.
Việc quản lý vốn XDCB một cách có hiệu quả sẽ tạo cơ sở phát triển các hoạt động kinh tế khu vực cửa khẩu, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đáng kể cho khu vực và quốc gia. Trong bối cảnh thực hiện CNH-HĐH đất nước, các yêu cầu về đầu tư xây dựng XDCB càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất. Việc thực hiện tốt các giải pháp đề ra sẽ có tác động tích cực cho sự biến đổi kinh tế- xã hội của Khu KTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn trong tương lai.
KIẾN NGHỊ
* Đối với Trung Ương:
- Nhà nước cần phải cụ thể hóa các tiêu chí về đầu tư xây dựng cơ bản, từ chủ trương đầu tư, kế hoạch đầu tư xây dựng, quy trình lập, tiếp nhận quản lý các nguồn vốn đầu tư...
- Thực hiện phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương chủ động trọng việc thực hiện đầu tư xây dựng, hạn chế, xóa bỏ cho chế “xin cho” đã tồn tại rất lâu từ thời tập trung quan liêu bao cấp.
- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý mua sắm tài sản công ... cơ bản đồng bộ và điều chỉnh kịp thời, tránh chồng chéo và thực hiện thống nhất chung toàn quốc.
- Tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với tình hình thực tế các địa phương và có tính khả thi nhằm phát triển mọi mặt đời sống xã hội nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đặc biệt để phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu, khu phi thuế quan, khu thương mại ... để các khu này trở thành hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước.
- Xem xét bổ sung nguồn vốn đầu tư hạ tầng của ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2017- 2020 cho Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được Chính phủ lựa chọn là một (01) trong chín (09) Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển.
- Tiếp tục đề nghị được hưởng cơ chế hỗ trợ trở lại (20% - 30%) khoản thu Thuế xuất nhập khẩu và Thuế VAT hàng nhập khẩu cho các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc hiện đang nhận trợ cấp ngân sách Trung ương từ 50% trở lên để hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu vực cửa khẩu, các xã biên giới....
- Thường xuyên chỉ đạo, lãnh đạo về Phát triển kinh tế cửa khẩu trên dịa bàn Lạng Sơn gắn liền với thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Kêu gọi đầu tư bằng các hình thức thích hợp để thực hiện Quy hoạch Trục trung tâm trong Khu KTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn đã được phê duyệt để chỉnh trang đô thị, tăng quỹ đất và công trình thiết yếu trên tuyến giao thông của Trục Trung tâm này
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để được phê duyệt và công nhận 02 cặp cửa khẩu Tân Thanh- Pò Chài và Cốc Nam- Lũng Nghịu trở thành lối mở thuộc Cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan theo chủ trương của Lãnh đạo cấp cao Hai nước
* Đối với tỉnh Lạng Sơn:
- Trong công tác kế hoạch về đầu tư XDCB, từng bước đảm bảo sự đồng bộ giữa quyết định đầu tư và phân bổ vốn đầu tư để các dự án triển khai đúng tiến độ, hạn chế nợ XDCB, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công trình;
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; thực hiện tốt việc giải ngân thanh toán các nguồn vốn, nhất là đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác.. Thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách, không đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công dẫn đến không phát huy được hiệu quả đầu tư xây dựng.
- Tăng cường cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý công tác đầu tư xây dựng, đồng thời quan tâm ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng của các Ban quản lý xây dựng công trình ở cấp tỉnh, các ngành và ở cấp huyện, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức nhằm thu hút các dự án đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh, nhất là khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, mặt bằng, hạ tầng cho các dự án triển khai thực hiện. Đặc biệt quan tâm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của dự án đã được cấp phép đầu tư. Tiếp tục thực hiện chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư hạ tầng trên tinh thần cải cách hành chính tạo điều kiện tốt nhất có thể, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.
- Tập trung rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền đã ban hành; sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ những quy định không còn phù hợp, Nhất là ban hành cơ chế xây dựng hạ tầng các khu Kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, khu phi thuế quan, khu công nghiệp ... cơ chế xã hội hoá lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao…
- Thực hiện nghiêm túc các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện tốt việc hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tiếp tục rà soát, cụ thể hoá các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh nhằm thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh thời kỳ 2010-2020. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, tập trung sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên các lĩnh vực: thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư từ Trung ương và các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp và ngoài tỉnh.
- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, giám sát, thanh tra, báo cáo định kỳ, giao ban xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản, nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, xây lắp.
- Hoạt động của Ban Quản lý tại các khu kinh tế, khu công nghiệp có những đặc thù riêng trong công tác quản lý nhà nước, các hoạt động có tính chất sự nghiệp...do vậy cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công chức, viên chức các Ban Quản lý, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp để động viên khích lệ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Bình (2012), “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
[3] Ban quản lý Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (2015), “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011- 2015”.
[4] Trần Hồng Kỳ (2001), Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Luận án thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân.
[5] Trần Hồng Kỳ (2008), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với hình thành phát triển đô thị công nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước Châu Á và vận dụng vào Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. [6] Đặng Nguyễn (2007), "Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu", Thời báo Kinh tế, số 109.
[7] Nghị quyết số 470/NQ-UBTVQH13 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về việc hình thành và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu.
[8] Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
[9] Lê Công Huỳnh, Trần Hồng Kỳ, Vũ Văn Thái, Nguyễn Minh Sang và Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH&ĐT (2002), “Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước KCN, KCX ở Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ.
[10] Đặng Xuân Phong (2011), “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
[11] Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 16/11/2013 của Thủ Tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách Tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu
[12] Quyết định số 671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 470/2012/NQ-UBTVQH13 ngày 27 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu
[13] Nguyễn Quang Thái (2010), “Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển Việt Nam”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2010.
[14] Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Báo cáo tóm tắt đề án Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
[15] Lưu Kiến Văn (2006), “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc