Bài học kinh nghiệm cho khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 43)

a. Về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch để xây dựng và phát triển Khu KTCK: với quy mô 394 km2 bao gồm toàn bộ thành phố Lạng Sơn, một số xã thuộc huyện Chi Lăng, Văn Quan, các xã không có đường biên giới... với mục đích để kêu gọi thu hút đầu, phân bổ nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội các xã còn nhiều khó khăn, Tuy nhiên trong quá trình vận hành đã gặp nhiều bất cập như địa bàn thành phố đã có nhiều thuận lợi để phát triển và có sự chỉ đạo để năng cấp thành phố là đô thị loại II, các nguồn lực từ NSTW không đáp ứng yêu cầu để đầu tư các xã còn nhiều khó khăn trong Khu KTCK... Do vậy, khi xác định phạm vi Khu KTCK cần xác định phạm vi, gianh giới cụ thể, thiết thực và có tính khả thi để thúc đẩy phát triển cũng như khai thác tiềm năng, lợi thể về hoạt động thương mại biên giới đem lại.

- Các khu chức năng trong Khu KTCK: mặc dù đã quy hoạch chi tiết xây dựng, xong không thu hút được nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng1 do chưa có mặt bằng sạch, vốn đầu tư lớn; ngoài ra việc xác định công năng của các khu chức năng chưa rõ ràng, chưa có chính sách ưu đãi đặc thù riêng biệt...Hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại (bến bãi) tại các cửa khẩu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu; Do vậy, quy hoạch các khu chức năng trong Khu KTCK cần xem xét xác định cụ thể để phù hợp các quy hoạch chuyên ngành (như Cảng cạn, khu công nghiệp, khu phi thuế quan....) và xu thế phát triển trong quan hệ phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc

b. Về cơ chế chính sách đặc thù, trong đó tỉnh đã ban hành quy định về mức thu, chế độ thu Phí sử dụng tiện ích công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu; các năm qua đã bổ sung cho ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng; Đây là nguồn thu có ý nghĩa với các địa phương có cửa khẩu, đường biên giới, do vậy cần chủ động đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương cho phép ổn định nguồn thu, điều tiết tỷ lệ nguồn thu hợp lý để các địa phương biên giới chủ động điều hành ngân sách.

c. Về Hợp tác quốc tế: việc quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thuộc Quảng Tây, Trung Quốc để hoàn thành đấu nối đường bộ qua biên giới, xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, quy hoạch cửa khẩu (bao gồm cả việc nâng cấp, xác định tên gọi, xây dựng Khu HTKTQBG...) để nhằm nâng cao năng lực thông quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh người và phương tiện qua lại thời gian qua đã góp phần để đội ngũ cán bộ công chức, đơn vị thi công các cấp, các ngành trong tỉnh tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng trong công tác quản lý, giữ gìn đường biên giới hữu nghị. Tuy nhiên, còn nhiều những tình huống mà phía các cơ quan thuộc tỉnh chưa tính đến như: việc xảy ra ách tắc, ùn ứ cục bộ vào một số thời điểm do phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hạn chế nhập khẩu, chưa linh hoạt tăng thời gian làm việc (trong ngày, làm việc vào ngày lễ...) hay việc đề xuất mở rộng, mở mới các tuyến đường, lối mở thuộc một số cặp

1

cửa khẩu gây khó khăn cho công tác quản lý biên giới và chưa phù hợp quy hoạch của phía ta...Do vậy, các ngành, các cấp và các lực lượng quản lý tại cửa khẩu cần chủ động nắm bắt thông tin, tham mưu kịp thời, hiệu quả phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh tránh tình trạng chạy theo đề xuất mở rộng phát triển của phía Bạn

d. Phát triển Kinh tế cửa khẩu: phải khai thác được lợi thế là tỉnh biên giới với nhiều cửa khẩu, nhiều cặp chợ, là cửa ngõ từ Trung Quốc đến công đồng các nước ASEAN chứ không chỉ riêng trong Phạm vi Khu KTCK theo quy hoạch đã đề xuất phê duyêt trước đây; Đồng thời phát triển kinh tế cửa khẩu phải gắn với an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, cải thiện đời sống cư dân biên giới theo Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị. Do vậy, cần thiết nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh Phạm vi, quy mô Khu KTCK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho phù hợp với tình hình mới.

e. Xác định xây dựng và phát triển Khu KTCK trên địa bàn Lạng Sơn không chỉ phục vụ và trở thành khu kinh tế động lực của riêng Lạng Sơn, bởi lẽ Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối thị trường Trung Quốc với ASEAN trong hợp tác Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng (GMS); Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định phát triển Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trở thành khu kinh tế động lực trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong xu thế hội nhập toàn diện của Việt Nam và là một trong 09 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước; Do vậy, Lạng Sơn phải chủ động đề xuất với Trung ương có Cơ chế chính sách riêng với Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

f. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu theo mục tiêu đã đề ra là một nhiệm vụ lớn, phải có sự đồng bộ trong nhận thức và triển khai giữa các cấp, các ngành, phải tiến hành bằng nhiều giải pháp kinh tế - xã hội, đòi hỏi có sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất đến cơ sở và các đơn vị kinh tế. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình triển khai các mặt công tác đã đạt

được, đề ra các phương hướng, giải pháp khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế để thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại: Việc đầu tư xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu thì Nhà nước chỉ thực hiện đầu tư các công trình khu không có khả năng thu hồi vốn như hệ thống đường giao thông, cổng cửa khẩu, nhà quản lý của các cơ quan chức năng (hải quan, công an biên phòng) và được giao cho cơ quan nhà nước quản lý nguồn vốn để đầu tư xây dựng. Còn các công trình có khả năng thu hồi vốn như Bến bãi, kho ngoại quan đầu được giao cho các doanh ngiệp, tư nhân đầu tư xây dựng và nguồn vốn do tư nhân bỏ ra và được thu hồi vốn qua thu phí và giá thuê dịch vụ cơ sở hạ tầng... Việc thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng này được giao cho Chính quyền địa phương nơi có cửa khẩu (Như Trung Quốc) hay giao cho Ban quản lý cửa khẩu (Việt Nam) hay các các đơn vị đặc thù như các nước khác thực hiện... nhưng đều nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự quản lý và phát triển kinh tế cửa khẩu. [3], [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại khu kinh tế cửa khẩu đồng đăng lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)