Các kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phòng ngừa rủi ro tín

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 42)

ro tín dụng và những bài học rút ra cho Việt Nam

1.2.1.1. Các kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về phòng ngừa rủi ro tín dụng

a) Ngân hàng Dresener (CHLB Đức)

hiện việc cung cấp các dịch vụ tín dụng dài hạn cho các công ty, Ngân hàng đã sử dụng hệ thống đánh giá cho điểm các khách hàng đã được vi tính hóa. Việc cho điểm khách hàng được củng cố thêm bằng việc cho điểm theo ngành

kinh tế, khi có một hiện tượng bất lợi ở một ngành nào đó, thì hệ thống sẽ tự động hạ điểm của tất cả các khách hàng là các công ty hoạt động trong ngành

kinh tế đó. Đối với các khách hàng là người nước ngoài, để phụ trợ cho hệ thống đánh giá cho điểm nói trên, Ngân hàng còn sử dụng việc cho điểm có tính đến đặc trưng của mỗi nước cụ thể. Việc đánh giá này trong nhiều năm đã đem lại hiệu quả rất cao.

b) Mỹ

Để giải quyết nợ quá hạn, Mỹ đã thành lập các công ty quản lý tài sản (aset management company- AMC). Công ty này có nhiêm vụ mua lại số nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại. AMC phát hành trái phiếu do chính phủ (Bộ tài chính ) đứng ra bảo lãnh và các ngân hàng sẽ mua toàn bộ trái phiếu này. AMC dùng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đó để mua lại toàn bộ số nợ của các ngân hàng (thường là theo tỷ lệ chiết khấu nhất định). Sau đó AMC sẽ dùng mọi cách để tối đa hóa khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác nhau như sử dụng tài sản thế chấp để góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê, chuyển nợ thành cổ phần...Như vậy, thực chất của quá trình trên là ngân hàng đổi nợ của mình để lấy trái phiếu do AMC phát hành và thu lại tiền khi trái phiếu đến hạn.

Mô hình này đã tỏ ra rất thành công ở Mỹ, đã được Trung Quốc thử nghiệm và các NHTM Việt Nam cũng đang tham khảo mô hình hoạt động của AMC của Mỹ để áp dụng vào các công ty quản lý tài sản ở Việt Nam.

c) Canada

Ở Canada, để giúp các ngân hàng các nhà đầu tư có được những thông tin, tin cậy cần thiết, người ta đã thành lập các công ty chuyên kinh doanh

thông tin tín dụng. Một trong các công ty hàng đầu về thông tin tín dụng, đó là “ Services finaucis Ben”. Công ty Ben thu thập các thông tin để cung cấp cho các NHTM theo cách sau:

Truớc hết, cần tra cứu các thông tin đã có đuợc cập nhập và luu trữ một cách khoa học. Buớc tiếp theo thu thập qua các việc nghiên cứu và tài liệu, tin tức của các cơ quan và các tổ chức dịch vụ của Nhà nuớc nhu cơ quan thống kê, tài chính, thuế... đồng thời cũng phải quan tâm đến các thông tin bên ngoài nhu báo chí, các nhà cung cấp, khách hàng....

Công ty Ben cũng thu thập thông tin bằng việc điều tra tại chỗ. Các nhân viên điều tra tín dụng phải là nguời chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, khi đã tiếp xúc phải sử dụng các phuơng pháp để phỏng vấn ban điều hành doanh nghiệp. Điều quan trọng là sau cuộc tiếp xúc, nhân viên thông tin tín dụng phải có khả năng nhận xét. Cuối cùng công ty Ben sẽ phân tích, tổng hợp các thông tin đã có và tiến hành “phân dạng rủi ro tín dụng” để cung cấp cho các ngân hàng.

1.2.1.2. Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua bài học của các nuớc thành công trong việc hình thành và quản lý rủi ro ta có thể rút ra bài học quý giá nhu sau:

Thứ nhất, là bảo hiểm tín dụng là một hình thức phổ biết trên thế giới nhằm giúp các ngân hàng phòng tránh các rủi ro.

Thứ hai, là để hạn chế sự gia tăng của các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, nợ quá hạn thì phải thành lập công ty quản lý tài sản.

Thứ ba, là tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong việc mua bán nợ. Vì mục đích của các công ty là đảm bảo cho sự ổn định cho thị truờng tài chính - tiền tệ.

Thứ tư, là cho phép các công ty đuợc kinh doanh một số hoạt động khác nhu: kinh doanh chứng khoán; phát hành cổ phiếu để luu thông vốn và

bán quyền chủ nợ cho các nhà đầu tu nuớc ngoài.

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w