Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của các NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Bảng 2.1: Cơ cấu và tình hình huy động vốn tại Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2014
Biểu đồ 2.1: Huy động theo loại tiền của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: Huy động theo loại hình của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2014 tăng truởng không ổn định qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn của Chi nhánh tăng truởng mạnh nhất (tăng truởng 44% so với năm 2010) do trong năm 2011 Chi nhánh huy động đuợc nguồn tiền gửi lớn từ các doanh nghiệp (tiền gửi từ doanh nghiệp tăng 589 tỷ so với năm 2010). Nguồn vốn năm 2012 của
Chi nhánh tăng trưởng chững lại so với các năm trước đó là do trong năm 2012 nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng gặp nhiều khó khăn nên đa số các doanh nghiệp không có nguồn vốn dồi dào để gửi tiền vào ngân hàng. Đến năm 2013 tình hình kinh tế khá hơn nên nguồn vốn huy động tăng lên tuy nhiên ở mức bình thường chưa được tăng trưởng mạnh như năm 2011
Biểu đồ 2.3: Huy động theo kỳ hạn của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị Tính: Tỷ đồng 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 3010 2723
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
■ Tổng huy động vốn theo kỳ hạn HTG không kỳ hạn HTG có kỳ hạn
Theo cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn năm 2014 là 493 tỷ đồng chiếm 16% trong tổng vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn là 2.517 tỷ đồng chiếm 84% trong tổng vốn huy động. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của Chi nhánh tương đối ổn định.
Nhìn chung nguồn vốn huy động qua các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Nguồn vốn huy động tăng là do Chi nhánh đã thực sự coi trọng công tác huy động vốn, xem đây là điều kiện tiên quyết trong mọi hoạt động đặc biệt Chi nhánh chú trọng nguồn vốn huy động tại địa phương, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến việc cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc
2010 2011 2012 2013 2014
Dư nợ 204
6 6 289 2 295 2 264 0 258
tế, đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng nhu: Dịch vụ ngân quỹ, chi trả luơng hàng tháng, thông báo kịp thời tỷ giá mua bán ngoại tệ, duy trì chính sách uu đãi về lãi suất đối với những khách hàng có số du tiền gửi lớn và ổn định.
Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn nhu tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất linh hoạt, các chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, vận dụng hiệu quả công cụ lãi suất, xây dựng và áp dụng chính sách khách hàng chiến luợc theo từng thời kỳ đã giúp chi nhánh khơi tăng nguồn vốn huy động, kết quả huy động vốn luôn tăng qua các năm, năm 2011 tăng 44%, năm 2012 tăng 3%, năm 2013 tăng 17% , năm 2014 tăng 11% so với cùng kỳ năm truớc.
Với sự phát triển và mở rộng mạng luới, với lợi thế là một ngân hàng lớn có uy tín trên địa bàn, các mặt nghiệp vụ đa dạng, các chính sách khách hàng linh hoạt. Việc áp dụng lãi suất huy động và kỳ hạn hợp lý phần nào góp phần làm cho công tác huy động vốn phát triển một cách ổn định bền vững.
Sự tăng truởng về nguồn vốn đã xác lập một vị thế vững chắc cho hoạt động của Vietinbank Vĩnh Phúc, đồng thời là một minh chứng cho chất luợng dịch vụ và uy tín không ngừng tăng lên của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp đã giúp cho Chi nhánh hoàn thành các chỉ tiêu Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam giao góp phần hoàn thành kế hoạch chung của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam và sự phát triển kinh tế địa phuơng.
2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay và thu nợ
Về hoạt động tín dụng cụ thể là hoạt động cho vay và thu nợ tại Chi nhánh Vĩnh Phúc, cụ thể nhu sau:
Bảng 2.2: Tình hình cho vay và thu nợ của Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2014
8" ÕT
Doanh số cho vay 190
4 7 262 7 509 8 559 5 674 Ngắn hạn 189 3 6 230 4 434 0 490 0 597 Trung dài hạn Ĩ T 32T 4 75 8^ 69 7 77 Doanh số thu nợ 105 5 257 1 371 5 391 5 413 5 Ngắn hạn 104 4 4 255 3 364 8 381 2 402 Trung dài hạn Ĩ T 17" 72" 97 117
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 62
Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo thời hạn vay của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng
■Doanh số cho vay HNgan hạn HTrung dài hạn
Biểu đồ 2.6: Doanh số thu nợ của VietinBank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng 4500 4000 3715 3915 3818 4135 4022 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 1055 1044 11 0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nghiệp vụ tín dụng vẫn là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn và truyền thống. Có thể khẳng định rằng tín dụng là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh và là hoạt động sinh lợi chủ yếu của Vietinbank Vĩnh Phúc. Thu nhập của Vietinbank Vĩnh Phúc chủ yếu là từ nghiệp vụ tín dụng, bình quân chiếm khoảng trên 70% tổng thu nhập. Năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 81% trong tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ 19% trong tổng dư nợ. Năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 88% tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay trung dài chiếm 12% tổng doanh số cho vay. Doanh số thu nợ chủ yếu từ cho vay ngắn hạn (năm 2014 chiếm 97% tổng doanh số thu nợ). Trong năm 2010 và năm 2011 Vietinbank Vĩnh Phúc có sự phát triển mạnh về quy mô tín dụng, điều này là do năm 2010 nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi sau hơn một năm lạm phát tăng cao và vượt bậc, ngoài ra trong năm 2011, Vietinbank Vĩnh Phúc đã ký hợp đồng cho vay với một số doanh nghiệp lớn nên điều này cũng góp phần tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh. Trong cơ cấu dư nợ Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt được kế hoạch NHCTVN giao và hạn chế tăng trưởng tỷ lệ cho vay trung dài hạn nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro nhất là hạn chế tăng trưởng đối với các lĩnh vực kinh doanh đầu tư chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014, với đặc thù chi nhánh có t ỷ trọng cho vay KHCN l ớn, cộng với các nguyen nhân lãi suất cạnh tranh, quy trình thủ tục cho vay mất nhiều thời gian, áp lực về số lượng khách hàng và dư nợ đang quản lí, chuyển đổi mo hình... nên CBTD chưa kịp thời nắm bắt thông tin để tiếp thị và giữ khách hàng, từ đó dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm sút.
Quy mô tín dụng từ năm 2010 đến năm 2014 có sự tăng trưởng không ổn định, năm 2011 tăng trưởng tín dụng so với năm 2011 là 42%,
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng thu nhập 23 5^^ 72 T 69 7" 55 6" 497" 2 Tổng chi phí 17 7" 4 62 5^ 59 7" 45 4ĨÕ" 3 Lợi nhuận 59 98^ ĨÕ 2" 99" 87" 4 Tỷ lệ tăng truởng lợi nhuận 67% 67 % % 5 3% - 12%-
năm 2012 tăng trưởng 2% so với năm 2011 và năm 2013 tăng trưởng - 11% so với năm 2012. Năm 2014 tăng trưởng tín dụng đạt -2%.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của VietinBank Vĩnh Phúc
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Thời gian qua trên cơ sở đầu tư công nghệ của cả hệ thống, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã tập trung phát huy các ưu thế để nâng cao chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó đã thực hiện thành công định hướng huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp. Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và có tiềm lực về tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường và liên tục trong các năm qua Chi nhánh được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Năm 2010 Chi nhánh đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “ANH HÙNG LAO ĐỘNG” cho tập thể cán bộ, công nhân viên Chi nhánh về thành tích thi đua xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, là đơn vị vững mạnh trong các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Để tiếp tục đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh, với phương châm chiến lược “phát triển và hội nhập” Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh quyết tâm phát huy những thành tích đạt đuợc, không ngừng phấn đấu để xây dựng Chi nhánh trở thành một chi nhánh ngân hàng hiện đại. Cùng với hệ thống Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam, Chi nhánh Vĩnh Phúc đã cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đạt chuẩn mực với các ngân hàng trên thế giới nhu: Ứng dụng hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT trong thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán trực tuyến VietinBank online, phá vỡ những cản trở không gian và thời gian, phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế nhu Visa, Master Card... Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã đuợc khách hàng trong và ngoài nuớc tin tuởng. Sự tín nhiệm, tin tuởng và hợp tác của khách hàng đã đua Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc từ một Chi nhánh có thị phần nhỏ bé để trở thành một Chi nhánh lớn và đến nay đã có uy tín trong lĩnh vực đầu tu tín dụng, dịch vụ ngân hàng hiện đại, kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2014
TT Chỉ tiêu 2010Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2014Năm 1 Dư nợ 2.046.24 6 2.895.97 4 2.951.809 2.642.173 2.580.453 2 Nợ quá hạn 231 44.319 59.472 75.302 44.013 3 Tỷ lệ NQH/Dư nợ % 0,01 1,53% 2,01% 2,85% 1,71%
Biểu đồ 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Tỷ đồng
■Tổng thu nhập HTong chi phí HTông lợi nhuận
Năm 2010 và năm 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt rất tốt (Lợi nhuận năm 2010 tăng 67% so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận tăng so với năm 2010 là 67%) điều này là do quy mô tín dụng của Chi nhánh trong 2 năm này tăng trưởng vượt bậc mà lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu do hoạt động tín dụng đem lại (chiếm khoảng 70% so với tổng lợi nhuận). Năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, năm 2014 giảm 12% so với năm 2013. Nhưng năm gần đây do áp lực cạnh tranh của các ngân hàng, do quy trình quy chế nhiều thay đổi, cán bộ chưa kịp cập nhật dẫn đến hiệu quả từ tín dụng giảm , dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh giảm đi trông thấy.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2014