Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 73)

Theo Thông tu 02/2013TT-NHNN và Thông tu 09/2014TT-NHNN thì dự phòng rủi ro là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đuợc tính theo du nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền đuợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng cụ thể chỉ trích đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Dự phòng chung là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những

tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Tỷ lệ trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Trên cơ sở phân loại nợ này, Chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chi tiết tình hình trích lập dự phòng của Chi nhánh như sau:

Bảng 2.8: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Vietinbank Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2014

1 Ngắn hạn 2 31 100% 9919.1 %43 28.948 49% 9235.3 47% 22.447 % 51 2 Trung dài hạn 0 0 % 2025.1 %57 30.524 51% 1039.9 53% 21.566 % 49 3 Tổng nợ quá hạn 231 100% 44.319 0%10 47259. 0%10 0275.3 100% 1344.0 % 100

Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietinbank Vĩnh Phúc

Từ quỹ dự phòng này Chi nhánh sử dụng xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp: Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích và các khoản nợ thuộc nhóm 5.

Số tiền trích lập dự phòng của Chi nhánh tăng qua các năm và số tiền trích lập dự phòng chung chiếm tỷ lệ chính do dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 của Chi nhánh tăng cao qua các năm. Số tiền trích lập dự phòng cụ thể từ năm 2011 đến năm 2014 cũng tăng rõ rệt so với năm 2010 là do tổng dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 lớn và tăng nhanh trong các năm gần đây.

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w