Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)

sát tín dụng

Như ta đã thấy một trong những yếu tố làm xảy ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là do công tác kiểm tra kiểm soát và giám sát tín dụng, do vậy Chi nhánh phải có các giải pháp sau để hạn chế rủi ro này:

- Hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thành lập Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tuy nhiên lượng cán bộ kiểm tra tương đối ít (5 cán bộ) trong khi quản lý 03 Chi nhánh tại địa bàn Vĩnh Phúc nên Phòng này chỉ giám sát Chi nhánh theo chuyên đề (chuyên đề tín dụng, chuyên đề kế toán, chuyên đề kho quỹ, chuyên đề tổ chức hành chính...). Chính vì vậy ngoài việc kiểm tra giám sát hàng ngày, định kỳ (khoảng 6 tháng/lần) Chi nhánh nên thành lập các tổ để kiểm tra chéo giữa giữa các phòng giao dịch và phòng khách hàng (chọn

những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và năng lực tốt). Nếu khối luợng công việc quá lớn thì Chi nhánh chọn những món có du nợ lớn, hoặc lĩnh vực ngành đang khó khăn để kiểm tra. Cán bộ kiểm tra phải có phiếu kiểm tra và chịu trách nhiệm truớc Ban lãnh đạo Chi nhánh về những nội dụng kiểm tra của mình, phải đua ra quy chế cụ thể với tổ kiểm tra này.

- Việc đánh giá chất luợng tín dụng thông thuờng hiện nay là căn cứ vào các chỉ tiêu định luợng nhu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Nhung trên thực tế, nhiều khoản tín dụng ở nợ nhóm 1 xong cũng tiềm ẩn nhiều khả năng rủi ro do cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay hoặc bỏ qua một số nguyên tắc, hoặc do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhung cán bộ tín dụng không kiểm soát hoặc cố tình làm ngơ. Do vậy Chi nhánh phải thuờng xuyên chỉ đạo trực tiếp các lãnh đạo phòng phải thuờng xuyên trực tiếp rà soát các khoản nợ trong hạn đặc biệt luu ý đến các khoản nợ khách hàng thuờng xuyên chậm trả gốc, lãi duới 10 ngày (khoản vay này vẫn phân loại vào nợ nhóm 1) và lãnh đạo phòng phải chịu trách nhiệm truớc Ban giám đốc về kết quả rà soát của mình.

- Tăng cuờng quản lý, giám sát hoạt động SXKD cũng nhu việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cần thực hiện đầy đủ theo đúng quy định (hiện nay là Quy trình kiểm tra giám sát tại Quyết định 2580/QĐ- NHCT35 ngày 30/09/2011 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam) để phản ánh tình hình sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản hình thành từ vốn vay, nguồn thu... Nghiêm cấm việc thực hiện biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay khống/mang tính hình thức, nhận xét chung chung, không tiến hành đi kiểm tra thực tế mà chỉ ghi chép theo báo cáo của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần phải bố trí thời gian hợp lý để thăm khách hàng, đồng thời phát huy các kỹ năng quan sát, đo luờng nhằm nắm bắt tình hình hoạt động ngoài

mục đích kiểm tra sử dụng vốn vay. Đối với các khoản vay phức tạp, khách hàng có trụ sở cách xa Chi nhánh, phải bố trí các cán bộ quản lý khách hàng có nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý, giám sát khách hàng, không để khách hàng lợi dụng việc kiểm tra, giám sát khó khăn mà sử dụng vốn vào mục đích khác.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả vì hiện nay tại Chi nhánh một cán bộ tín dụng quản lý lượng khách hàng và dư nợ tương đối lớn nên không có nhiều thời gian để dành cho công tác này.

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w