Nhóm yếu tố từ phía Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 100)

Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc

2.3.1.1. Yếu tố phân tích tín dụng

Số khách hàng nợ quá hạn tại Chi nhánh do yếu tố phân tích tín dụng không kỹ của cán bộ tín dụng đã dẫn đến rủi ro cho khoản vay, chi tiết số lượng khách hàng do yếu tố này gây nên qua các năm như sau:

65

Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn do yếu tố phân tích tín dụng từ năm 2010 đến năm 2014

201 1 Thẩm định khách hàng không kỹ Kháchhàng 0 2 4 2 3 2 Thẩm định SXKD, tình hình tài chính, phương án, dự án, nguồn trả nợ của khách hàng sơ sài Khách hàng 0 5 7 8 1 1 3 Thẩm định tài sản bảo đảm không chuẩn xác Khách hàng 0 3 4 11 1 1 4 Tổng nợ quá hạn do yếu tố phân tích tín dụng (4=1+2+3) Kháchhàng 0 10 15 21 5 2

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả

Từ bảng trên cho ta thấy, phân tích tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của khoản vay, hầu hết các năm tại Chi nhánh đều có nguyên nhân rủi ro tín dụng từ các yếu tố này. Qua kiểm tra rà soát các khoản vay nợ quá hạn cho thấy năm 2011 có 10 khách hàng với số tiền nợ quá hạn là 12.500 triệu đồng, năm 2012 có 15 khách hàng nào, năm 2013 tăng lên 21 khách hàng với dư nợ quá hạn do yếu tố này gây nên là 27.109 triệu đồng. Năm 2014 là 25 khách hàng với số nợ quá hạn là 15.405 triệu đồng, chiếm 38%/tổng số khách hàng nợ quá hạn và 35%/ tổng dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn do nguyên nhân này tăng cao trong năm 2013 và năm 2014 cả về số lượng khách hàng và về dư nợ. Điều này cho thấy công tác phân tích tín dụng tại Chi nhánh đang có vấn đề. Qua kiểm tra hồ sơ và đánh giá các khoản nợ quá hạn cho thấy, nguyên nhân của của công tác phân tích tín dụng tại Chi nhánh dẫn đến rủi ro là:

- Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng không kỹ;

- Thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nghiệp, tình hình tài chính, phương án, dự án, nguồn và khả năng trả nợ (gốc, lãi) của khách hàng sơ sài;

- Thẩm định tài sản bảo đảm không chuẩn xác; 66

Chi tiết số lượng khách hàng do các nguyên nhân trên qua các năm như sau:

Bảng 2.13: Tình hình nợ quá hạn chi tiết theo các yếu tố của phân tích

dụng như sau:

Thứ nhất, do cán bộ thẩm định khách hàng không kỹ đã dẫn đến rủi ro

Năm 2010 Chi nhánh không phát sinh nợ quá hạn do thẩm định khách hàng, nhưng năm 2011 có 2 khách hàng, năm 2012 có 4 khách hàng, 2013 phát sinh 2 khách hàng, năm 2014 là 3 khách hàng do nguyên nhân này. Cán bộ tín dụng đã không làm tốt công tác thẩm định sau:

- Cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng vốn của khách hàng nên cán bộ đã không nắm được bên thứ ba (bên thế chấp tài sản) vay ké khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng

vốn vay sai mục đích, cụ thể như khách hàng Nguyễn Văn Anh, năm 2012 khách hàng vay 1 tỷ đồng nhưng bên có tài sản thế chấp sử dụng 700 triệu để kinh doanh bất động sản. Khi giá bất động sản giảm, bên có tài sản thế chấp không trả được nợ nên khách hàng cũng không trả nợ cho ngân hàng để phát sinh quá hạn.

- Cán bộ tín dụng đã không thẩm định được tư cách, đạo đức, uy tín của khách hàng và những người liên quan: Cán bộ đã không làm tốt công tác so sánh hồ sơ (đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, các hợp đồng...); vấn tin tên hệ thống INCAS (hệ thống thông tin của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), vấn tin trên báo cáo tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC); tìm hiểm thực tế, dò hỏi những người xung quanh khách hàng, chính quyền địa phương, tổ dân phố nên đã cho vay phải khách hàng tư cách không tốt, đã có nợ xấu tại ngân hàng khác nên ngay sau khi cho vay hoặc sau một thời gian vay khách hàng đã không trả lãi và trả gốc cho ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn; khách hàng chây ỳ không hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ.

Thứ hai, do cán bộ thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nghiệp, tình hình tài chính, phương án, dự án và nguồn trả nợ của khách hàng sơ sài nên đã dẫn đến rủi ro

Năm 2010 không có khách hàng nào nhưng năm 2011 có 5 khách hàng, năm 2012 là 7 khách hàng, năm 2013 là 8 khách hàng, cao nhất là năm 2014 có 11 khách hàng. Chi tiết nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của các khách hàng này như sau:

* Cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đó là việc cán bộ đã không làm tốt công tác thẩm định sau:

+ Không đánh giá lịch sử hoạt động kinh doanh của khách hàng: Cán bộ không tìm hiểu kỹ ngành/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu hoặc sản phẩm dịch vụ chính của khách hàng; đánh giá tính ổn định và phát triển sản

xuất kinh doanh của khách hàng 2 năm gần nhất (hoặc từ lúc bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh). Cán bộ cho vay lĩnh vực kinh doanh không phải là thế mạnh của khách hàng, lĩnh vực khách hàng không có nhiều kinh nghiệm nên khách hàng đã không đánh giá đuợc thị truờng, chu kỳ, tính thời vụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá bán, xu huớng biến động/ triển vọng phát triển, các nhân tố tác động (chính sách của Chính phủ, rào cản gia nhập Iiganh...) của ngành nghề khách hàng kinh doanh,. Chính điều này đã dẫn đến khách hàng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Cán bộ không tìm hiểu kỹ, không khảo sát thực tế khi thẩm định khách hàng nên dẫn đến khách hàng kinh doanh tại địa điểm thuê muớn không ổn định, máy móc thiết bị lạc hậu nên khi sản xuất ra sản phẩm không cạnh tranh đuợc với các sản phẩm trên thị truờng.

+ Cán bộ không thẩm định rõ nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp đầu vào của phuơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng: cán bộ không xem xét trên thị truờng các nhà cung cấp và các yếu tố đầu vào là sẵn có hay không? Nguồn nguyên liệu đầu vào của khách hàng có thuận lợi gì? Khó khăn gì? Một số khoản vay tại Chi nhánh bị rủi ro là do cán bộ đã không đánh giá hết đuợc vấn đề này, cho vay đối với phuơng án mà nguyên liệu sản xuất chính phải nhập khẩu không sẵn có ở thị truờng trong nuớc. Chính việc phải nhập khẩu từ các đối tác nuớc ngoài nên khi tỷ giá ngoại tệ biến động tăng, giá xăng dầu tăng làm chi phí vận chuyển tăng nên đã đẩy giá thành sản phẩm lên trong khi giá bán không đổi. Doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu trong nuớc thay thế, phụ thuộc vào một số đối tác nuớc ngoài nên dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ không có tiền để trả nợ ngân hàng.

+ Công tác thẩm định thị truờng đầu ra: Cán bộ không đánh giá đuợc cách thức tiêu thụ của khách hàng (thị truờng, mạng luới phân phối, nhóm khách hàng chủ yếu, chính sách bán hàng); không đánh giá đuợc quy mô của

thị trường đầu ra có phù hợp với năng lực của khách hàng hay không? Khách hàng có bị hạn chế trong các chiến lược tăng trưởng ở khâu giải quyết thị trường đầu ra không? Chính việc làm này đã dẫn đến một số dự án sau khi sản phẩm ra đời đã không tiêu thụ được do sản phẩm này không có tính khác biệt, giá cả không cạnh tranh, hệ thống phân phối hạn chế nên khách hàng đã gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

* Cán bộ tín dụng đã không thẩm định kỹ nghề nghiệp của khách hàng: Đối với một số khoản vay tiêu dùng tại Chi nhánh cán bộ tín dụng đã không đánh giá trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm việc làm mới khi khách hàng thay đổi công việc hiện tại cũng như đánh giá mức độ ổn định, phát triển đối với nghề nghiệp, đặc biệt nơi công tác là các doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần ...) mà Cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào thu nhập hiện tại của khách hàng để cho vay nên khi công việc của khách hàng thay đổi thu nhập giảm thấp khách hàng không có nguồn để trả nợ ngân hàng nên khoản vay phải chuyển sang nợ quá hạn (Năm 2013 có 1 khách hàng Trần Văn Lan, năm 2014 có 02 khách hàng là Hoàng Văn Sơn và Lê Văn Nam chuyển nợ quá hạn là do nguyên nhân này).

* Kỹ năng thẩm định tình hình tài chính của khách hàng: Cán bộ thiếu kỹ năng trong thẩm định tình hình tài chính dẫn đến không hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng, không nắm được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của khách hàng. Từ đó không xác định được cách thức quan hệ tín dụng, các biện pháp nghiệp vụ cần thực hiện. Biểu hiện của những vấn đề này là kết quả thẩm định sơ sài, mờ nhạt, không rút ra được kết luận sau khi thẩm định. Việc cán bộ tín dụng không thẩm định được chính xác tình hình tài chính của khách hàng chính là việc cán bộ tín dụng đã không đo được “sức khỏe” của khách hàng và ngân hàng đã cho vay phải khách hàng đang bị

“bệnh tật” nên rủi ro là tất yếu. Trường hợp Công ty TNHH Sao Mai năm 2014 phát sinh nợ quá hạn là do nguyên nhân này. Cán bộ đã không thẩm định kỹ tình hình tài chính của Công ty nên đã xảy ra tình trạng khách hàng đang sử dụng mất cân đối về nguồn vốn (dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư sang tài sản cố định) nhưng cán bộ lại tiếp tục đầu tư nguồn vốn ngắn hạn cho Công ty nên khách hàng đã không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

* Kỹ năng thẩm định phương án, dự án vay vốn: Cán bộ thẩm định phương án thiếu chính xác, mang tính hình thức, thiếu cơ sở xác định tính khả thi của vốn tự có tham gia vào phương án nên không xác định được vốn tự có thực của khách hàng. Trường hợp Công ty TNHH Nam Trung nợ quá hạn năm 2013 là một ví dụ điển hình. Trên bề mặt hồ sơ thì khách hàng có đầy đủ giấy xác nhận góp vốn và phiếu thu tiền góp vốn theo quy định của pháp luật và theo điều lệ công ty nhưng trên thực tế khách hàng không có vốn tự có để tham gia. Cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào các giấy tờ này để xác định Công ty có đủ vốn tự có tham gia mà không dùng các nghiệp vụ khác để kiểm tra, kiểm soát như yêu cầu khách hàng chuyển số tiền này vào tài khoản tại ngân hàng để giám sát việc chuyển tiền thanh toán các hạng mục đầu tư hoặc yêu cầu khách hàng sử dụng vốn tự có để đầu tư trước sau đó mới giải ngân vốn vay hoặc theo tỷ lệ tương ứng.. .như vậy khi doanh nghiệp kinh doanh kh ông hiệu quả rủi ro chuyển về phía ngân hàng.

* Kỹ năng thẩm định nguồn và khả năng trả nợ (gốc và lãi) của khách_hàng: Trường hợp khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng/tổ chức tín dụng và có nhiều khoản nợ phải trả nhưng cán bộ đã không đánh giá ảnh hưởng của các nghĩa vụ tài chính đối với các tổ chức và cá nhân khác tới khả năng trả nợ của khách hàng nên đã dẫn đến khách hàng đã nguồn thu của mình để trả nợ cho các tổ chức và cá nhân khác trước mà không thực hiện trả nợ cho ngân hàng. Khi khoản nợ đến hạn theo lịch tại hợp

T Số KH Số tiên (tr.đồng ) Số KH Số tiên (tr.đồng ) S KH Số tiên (tr.đồn g) Số KH (tr.đồngSố tiên ) Số KH Số tiên (tr.đồn g)

đồng tín dụng ký thì khách hàng không trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn (khách hàng Lê Văn Nam).

Thứ ba, do cán bộ thẩm định tài sản bảo đảm không chuẩn xác nên đã dẫn đến rủi ro:

Việc tuân thủ quy trình thẩm định tài sản hết sức quan trọng vì tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời cũng tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay. Tuy nhiên tại Chi nhánh vẫn còn nợ quá hạn do nguyên nhân này (năm 2011 có 3 khách hàng, năm 2012 có 4 khách hàng, năm 2013 có 11 khách hàng và năm 2014 có 11 khách hàng), chi tiết nguyên nhân này như sau:

- Do cán bộ không đánh giá được tính thanh khoản của tài sản, nhận tài sản là quyền sử dụng đất ở vị trí có tính thanh khoản thấp (tài sản trong ngõ xóm khó phát mại, chuyển nhượng) khi khách hàng nợ quá hạn ngân hàng tiến hành xử lý tài sản nhưng không có người mua hoặc giá trị rất thấp không đủ thu hồi nợ gốc và lãi.

- Kỹ năng thẩm định tài sản của cán bộ hạn chế: Khi nhận tài sản bảo đảm cán bộ đã kiểm tra thực tế tại hiện trường để xác định vị trí, địa điểm, chất lượng, giá trị thực tế của tài sản nhưng cán bộ lại không thực hiện xác minh tại xã, phường nên khách hàng đã lừa đảo dẫn cán bộ đến tài sản ở vị trí khác so với tài sản thế chấp mà cán bộ không nắm được. Khi thực hiện phát mại thì tài sản là quyền sử dụng đất nằm ở trong ngõ xóm chứ không phải là tài sản ở vị trí đã xác định khi định giá.

- Do việc nhận tài sản không đủ tính pháp lý: Đó là nhận quyền sử dụng đất và gắn liền trên đất nhưng tài sản xây trên đất được xây dựng cả trên phần diện tích bị tranh chấp nên dẫn đến hợp đồng thế chấp bị vô hiệu không xử lý được.

- Nhận tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị có tính chuyên môn cao và có tính đặc thù vượt quá năng lực thẩm định của cán bộ ngân hàng nhưng ngân hàng không thực hiện thuê các cơ quan chức năng hoặc chuyên gia có hiểu biết để thẩm định nên đã dẫn đến việc khách hàng khai nâng giá trị hóa đơn, tờ khai hải quan lên để được cho vay cao và khi khách hàng nợ quá hạn thực hiện phát mại thì không thu hồi đủ nợ gốc và lãi.

2.3.1.2. Yếu tố kiểm tra tín dụng

Nợ quá hạn tại Chi nhánh do nguyên nhân kiểm tra tín dụng gây nên cũng không phải nhỏ. Qua thống kê từ năm 2010 đến năm 2014 nợ quá hạn do nguyên nhân này như sau:

Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn do yếu tố kiểm tra tín dụng từ năm 2010 đến năm 2014

2 NQH do kiểm tra TD 1 8 1 1 0 10.70 0 1 1 13.472 13 17.319 9 3.961 ~ Tỷ trọng (%) 50% 35 % 24% % 24 20% 23 % 21% 23% 14% 16%

tín dụng là 1 khách hàng với dư nợ quá hạn là 81 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50%/ tổng số khách hàng nợ quá hạn và 35%/tổng dư nợ quá hạn. Năm 2011 số khách hàng là 10 với mức dư nợ là 10.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24%/tổng số khách hàng nợ quá hạn và tổng nợ quá hạn. Năm 2012 số khách hàng là 11 khách hàng với mức dư nợ quá hạn do nguyên nhân này là 13.472 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20%/tổng khách hàng nợ quá hạn và 23%/tổng dư nợ quá hạn. Năm 2013, năm 2014 lượng khách hàng do nguyên nhân này tăng

lên lần lượt là 13 khách hàng và 119khách hàng với mức dư nợ quá hạn là 17.319 triệu đồng và 3.961 triệu đồng. Chúng ta cùng đi phân tích nguyên nhân chi tiết của các khách hàng nợ quá hạn này như sau:

- Kiểm tra tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong việc cấp một khoản vay. Kiểm tra tín dụng không chỉ diễn ra sau khi giải ngân và

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w