Định hướng quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 112)

CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

3.1.1. Định hướng quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam Công thương Việt Nam

Thứ nhất, nguyên tắc chung về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ các mục đích như sau:

+ Tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật Nhà nước. + Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống.

+ Đảm bảo tăng trưởng ổn định và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, không được lợi dụng tài sản và uy tín của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.

tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các phòng giao dịch của chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam là “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” Dự trên cơ sở định hướng này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Phản ánh được chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

+ Phù hợp với tính chất đặc thù địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

+ Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và có hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng.

Thứ hai, về chính sách khách hàng:

Hướng tới quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro khách hàng.

Trong cấp tín dụng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

Thứ ba, đề cao trách nhiệm cá nhân

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

Thứ tư, chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích: + Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống; + Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả;

+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng;

+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.

khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng nhu quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo luờng và nhận biết rủi ro, thẩm quyền xét duyệt.

3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc

- Căn cứ những định huớng mà Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam đề ra để Chi nhánh làm mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh theo từng thời kỳ:

+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay, tăng thu dịch vụ, tăng cuờng công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng để giữa vững khách hàng tốt, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới; Chăm lo đào tạo bồi duỡng kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ viên chức, triển khai thực hiện tốt giai đoạn 2 chuơng trình hiện đại hóa ngân hàng theo lộ trình của Ngân hàng Công thuơng Việt Nam.

+ Đặc biệt coi trọng công tác phát triển nguồn vốn để làm cơ sở cho việc mở rộng cho vay. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi truyền thống hiện có phải thuờng xuyên phát hành các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thuởng.

+ Tiếp tục thực hiện việc sàng lọc khách hàng để cho vay. Đảm bảo 100% du nợ cho vay là lành mạnh, không có rủi ro. Muốn vậy phải nâng cao hơn nữa năng lực thẩm định cho vay của đội ngũ cán bộ tín dụng, năng lực thẩm định rủi ro, xem trọng công tác kiểm tra chéo trong từng bộ phận nghiệp vụ, tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa kịp thời các sai sót phát sinh.

+ Tiếp tục đầu tu đổi mới công nghệ ngân hàng, triển khai tốt chuơng tình hiện đại hóa ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tăng tỷ lệ dịch vụ.

+ Để nâng cao chất lượng tín dụng và mục tiêu kinh doanh của mình Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc cần chú ý:

* Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; một loại tiền tệ và tại một địa bàn.

* Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

* Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của Chi nhánh.

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, Chi nhánh phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan trọng cho các Chi nhánh trong thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

- Hình thức quản lý rủi ro tín dụng:

+ Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận được và phê duyệt chiến lược rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị ban hành quy chế/quy định cho vay; Quy chế/ quy định bảo đảm tiền vay; Quy chế/quy định miễn giảm lãi đối với khách hàng.

tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo.

+ Xây dựng công sở văn minh, sạch đẹp, có văn hóa. Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tiền lương, khen thưởng, động viên kịp thời nhằm tạo động lực để kích thích tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w