Nhóm yếu tố từ bên ngoài

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 107)

2.3.2.1. Yếu tố từ khách hàng

Yếu tố khách hàng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín

dụng. Qua rà soát hồ sơ khách hàng nợ quá hạn từ năm 2010 đến năm 2014, số luợng khách hàng và du nợ quá hạn do nguyên nhân này tại Chi nhánh nhu sau:

Bảng 2.18: Tình hình nợ quá hạn do yếu tố từ khách hàng từ năm 2010 đến năm 2014

2 NQH do yếu tố từ NH 0 0 4 5,51 9 6 12,600 11 11.295 9 5.721 3 Tỷ trọng (%) 0 % 0 % 10% 12 % 11% 21% 18% 15% 14% 13%

- Trong tổng số 6 món nợ quá hạn do nguyên nhân này tại Chi nhánh năm 2014 thì có 03 món vay quá hạn do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn sang kinh doanh bất động sản, cho vay ké, vay vốn luu động nhung lại đầu tu sang tài sản cố định... nên khi thị truờng bất động sản đóng băng, nguời vay không trả đuợc nợ... thì rủi ro chuyển sang ngân hàng.

- Một số khách hàng do kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ không có tiền trả nợ ngân hàng, khi ngân hàng đôn đốc nợ thì bỏ trốn khỏi địa phuơng gây cản trở lớn trong công tác thu hồi nợ của Chi nhánh, đó là khách hàng Nguyễn Văn Hà, khách hàng Hoàng Thị Tuyết phát sinh nợ quá hạn năm 2013 và khách hàng Nguyễn Văn Nguyên phát sinh nợ quá hạn năm 2014.

- Một số khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ vay ngân hàng, khi khoản nợ bị quá hạn nhung cố tình chây ỳ không hợp tác với ngân hàng để tìm huớng giải quyết.

T

T Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số KH Số tiên (tr.đồn g) Số KH Số tiên (tr.đồn g) Số KH Số tiên (tr.đồn g) Số KH Số tiên (tr.đồn g) Số KH Số tiên (tr.đồn g) 1 Tổng số nợ quá hạn 2 231 2 4 44,319 56 59,472 61 75.302 66 44.013

nên doanh nghiệp đã không tính đến những biến động của thị trường, đưa ra những phương án kinh doanh không hiệu quả, quản lý vốn lỏng l ẻo nên bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, dẫn đến làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng (Công ty TNHH Hoàng Hà, Công ty Cổ phần Hoài An). Cụ thể như:

+ Do không nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu lên xuống thất thường, thay đổi có chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp.

+ Máy móc thiết bị, kỹ thuật lạc hậu, không thay đổi kịp theo sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại nên doanh nghiệp đã sản xuất ra những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn, thị trường dẫn đến sản phẩm không bán được làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Khi thị trường tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp phải giảm sản lượng. Sản lượng giảm, định phí không giảm, giá thành tăng và đẩy doanh nghiệp vào kinh doanh thua lỗ.

- Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng để vay vốn gây rủi ro nghiêm trọng: Khách hàng thực hiện “dàn dựng” cơ sở sản xuất kinh doanh khi cán bộ đi thẩm định lần đầu; thực hiện sửa chữa, “đánh bóng” số liệu để gửi ngân hàng; lập hồ sơ khống không có bản gốc hoặc cắt ghép thông tinh sai lệch so với bản gốc để lừa đảo ngân hàng. Chính việc làm này đã gây ra rủi ro cho ngân hàng.

2.3.2.2. Các yếu tố khách quan khác

Đó là các yếu tố do biến động của nền kinh tế, các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt; sự biến động về giá cả của ngành hàng trên thế giới; hệ thống thông tin quản lý và quy hoạch, phân bổ đầu tư của cơ quan nhà nước... Đây là các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hầu hết các ngân hàng. Số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2014 như sau:

Bảng 2.19: Tình hình nợ quá hạn do các yếu tố khách quan khác từ năm 2010 đến năm 2014

Tỷ trọng 0 %

tạo ra môi truờng cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp cũng nhu các khách hàng cá nhân thuờng xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật khắc nghiệt của thị truờng. Năm 2012

, hầu hết các doanh nghiệp quan hệ với Chi nhánh đều phải thu hẹp sản xuất do hàng hóa ứ đọng không bán đuợc, doanh nghiệp không tìm đuợc đầu ra trong khi đó giá cả đầu vào lại tăng cao. Một số doanh nghiệp không có tài chính mạnh nên đã không “chống chọi” đuợc với thực trạng của nền kinh tế dẫn đến mất khả năng thanh toán với ngân hàng.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thuờng vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật văn bản duới luật huớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Các luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động của Ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và gặp nhiều vuớng mắc, bất cập nhu một số vấn đề cuỡng chế và thu hồi nợ nhu truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ, ngân hàng thuơng mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Thực tế, ngân hàng thuơng mại không làm đuợc điều này vì ngân hàng

thương mại không phải là một tổ chức có chức năng chế buộc khách hàng... cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Chính vì môi trường pháp lý không chặt chẽ tạo cho khách hàng có cơ hội lợi dụng sơ hở của pháp luật, gây bế tắc cho Chi nhánh khi giải quyết các khoản thu hồi.

Cuối năm 2013 và năm 2014, thị trường bất động sản trầm lắng và giá cả giảm sút mạnh. Nhiều khu vực giá đất giao dịch trên thị trường chỉ bằng 1/3 so với giá tại thời điểm ngân hàng định giá hơn nữa khi phát mại rất khó bán do không có người đăng ký mua. Chính đây là trở ngại lớn trong việc ngân hàng đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản thu hồi nợ.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Cho dù cấp tín dụng dưới hình thức nào, Ngân hàng cũng phải nắm một lượng thông tin nhất định từ phía khách hàng, vì thiếu thông tin sẽ khó xác định năng lực hiện có của khách hàng, nếu thông tin không chính xác có thể đưa ra kết quả phân tích sai lệch. Kết quả phân tích là cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng, nếu kết quả đưa ra sai lệch sẽ dẫn đến quyết định tín dụng sai lệch, dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng xảy ra cho Ngân hàng càng lớn. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và Ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hoạt động bước đầu đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và có hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Đó cũng là thách thức lớn cho Chi nhánh trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu Chi nhánh cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho cả hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 0781 nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w