0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 -39 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

4- Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

1.2.4.2. Các chỉ tiêu định tính

Đúng như theo định nghĩa và tính chất của rủi ro tín dụng là tính tất yếu và phát sinh ngay từ khi cấp tín dụng cho khách hàng, lúc này rủi ro tín dụng mới đang ở mức độ khả năng, nhưng khả năng sẽ trở thành hiện thực nếu khoản vay đó bị quá hạn hoặc chưa đến hạn nhưng người vay đã mất khả năng thanh toán. Chất lượng QLRRTD được thể hiện qua kết quả phân tích, đánh giá những biện pháp QLRRTD, đo lường RRTD của Ngân hàng. Do đó về mặt định tính, chất lượng QLRRTD được đánh giá ở các mặt sau:

Một là, chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu của ngân hàng:

Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng đưa ra khuôn khổ tín dụng và nêu lên mục tiêu tổng thể trong hoạt động cho vay. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được kiểm soát đầy đủ về tổng thể cũng như từng khoản vay. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: Quy mô, cơ cấu tín dụng toàn ngân hàng và từng chi nhánh, đối tượng khách hàng vay vốn, lãi suất cho vay, kỳ hạn vay, đảm bảo tiền vay, thẩm quyền phê duyệt tín dụng, xử lý các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Như vậy, chất lượng của QLRRTD là sự đáp ứng với những yêu cầu của chính sách tín dụng ở mức độ cao nhất.

Tác động của QLRRTD thông qua nhận dạng phân tích đo lường khả năng xảy ra rủi ro của khoản vay, khách hàng từ đó tư vấn đưa ra quyết định tín

27

dụng, khả năng thu hồi được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng vay vốn, bảo toàn được vốn kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đối với thực hiện được mục tiêu chung của ngân hàng. Những mục tiêu chính là các tiêu chuẩn để đo lường sự thành công hay thất bại của chương trình và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động quản trị rủi ro.

Hai là, tạo ra một danh mục cho vay đa dạng, hiệu quả thông qua chính sách khách hàng:

Thông qua phân tích đánh giá, đo lường rủi ro trong từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể từ đó tìm ra được những danh mục cho vay có mức độ rủi ro thấp, đem lại hiệu quả cao để đầu tư, đồng thời qua đó cũng có thể tìm ra được những nhu cầu mới, những danh mục hoạt động mới cho Ngân hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng là hết sức cần thiết, song không vì thế mà ngân hàng bỏ qua khâu phân loại khách hàng thị trường mục tiêu, truyền thống và khách hàng khác. Tùy từng thời điểm, giai đoạn khác nhau mà đối tượng khách hang mục tiêu có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu như trước đây, các ngân hàng quốc doanh Việt Nam thường hướng tới đối tượng khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn thì nay họ đang hướng đến một bộ phận khách hàng năng động hơn, hiệu quả hơn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thông thường các ngân hàng thương mại phân loại khách hàng theo nhóm để từ đó đưa ra chính sách khách hàng đa dạng, phù hợp áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng theo định hướng phát triển của ngân hàng, nhằm lựa chọn và thu hút được các khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược và khách hàng có chất lượng tốt nhất cho ngân hàng. Việc thực hiện chính sách khách hàng

28

giúp ngân hàng thương mại duy trì và từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ba là: Cơ chế quản lý và kiểm soát, cảnh báo rủi ro phù hợp

Cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng có nhiệm vụ đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu những tổn thất, mất mát do rủi ro gây ra đối với Ngân hàng với một chi phí tối ưu. Phân tích và đo lường một cách chính xác khả năng rủi ro có thể xảy ra, không những thế những nhận định, đo lường rủi ro còn phải kịp thời góp phần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát RRTD trong hoạt động của ngân hàng.

Sư phù hợp của cơ chế QLRRTD giúp cho ngân hàng thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh của mình, là cơ sở để xác định hình ảnh tương lai của ngân hàng nhưng điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi và tạo ra những thách thức mới, sự biến đổi nhanh chóng của môi trường có thể tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ vì vậy tính linh hoạt trong chiến lược quản trị RRTD thông qua thông tin liên lạc và giám sát có hiệu quả, khả năng nhận ra và dự đoán những thay đổi trong môi trường và phản ứng đối với chúng một cách tốt nhất, hợp lý nhất, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra cũng chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quản trị RRTD.

Việc kiểm soát tuân thủ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, ngân hàng cần có bộ máy kiểm tra kiểm soát bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng để đảm bảo việc tuân thủ quy trình, quy chế nội bộ của ngân hàng và của pháp luật, thông qua hệ thống kiểm tra để phát hiện những sai phạm, có biện pháp răn đe, cảnh cáo và phòng ngừa những hành vi tương tự vì sai phạm trong quy trình cấp tín dụng chính là một trong những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng xuất phát từ chủ quan của ngân hàng,

Rà soát và đánhgiá rủi ro Xác định nhu cầu

và đề xuất TD

29

Bốn là, sự chặt chẽ của quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau từ khâu nhận biết đánh giá khách hàng đến việc giải ngân, theo dõi và thu nợ vay.. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà quy trình cho vay có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Nếu lấy việc cho vay làm tâm điểm thì qúa trình cho vay được chia thành ba giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo mọi bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng đều tuân thủ quy trình của ngân hàng, mọi khoản cho vay đều được ngân hàng kiểm soát đầy đủ trong toàn bộ quá trình phân tích, phê duyệt, giải ngân và theo dõi, giám sát khoản vay.

Theo thông lệ tiên tiến nhất, để kiểm soát được rủi ro thì quy trình tín dụng phải đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ qua từng khâu, từ nhận biết, tiếp xúc khách hàng, thẩm định khoản vay, đánh giá tài sản đảm bảo, phán quyết tín dụng, theo dõi sử dụng vốn của khách hàng, theo dõi thu nợ, giá trị tài sản đảm bảo cho đến thu hồi toàn bộ gốc và lãi của khoản vay để phòng tránh những rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía ngân hàng. Trong qui trình cho vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay được đặc trưng bởi sự phân tách giữa các chức năng: Khởi tạo tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

30

Mô hình 1.3: Qui trình cho vay theo thông lệ quốc tế

Bộ phận Quản lý quan hệ khách hàng Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phán quyết TD Bộ phận Quản trị TD Marketting, tiếp thị các sản phẩm TD Tiếp nhận đơn vay vốn Các quyết định ʌ phê duyệt/ từ chối,

bổ sung hồ sơ Kiểm tra Hồ sơ và thông tin KH Vào sổ đăng ký quyết định và thông báo nội bộ

Thiết lập hạn mức tín dụng, tạo tài khoản và nhập dữ liệu về khoản vay vào chương trình

Thực hiện qui trình giải ngân rút vốn: Yêu cầu KH cung cấp chứng từ Chuyen chứng từ cho bộ phận kế toán chuyển tiền *■ Thông báo từchối

Thông báo chấp nhận

Giám sát khoản vay và thông báo thu nợ (gốc+lãi) N N Y Lập hồ sơ/ HĐ TD Thẩm định lại hồ sơ/HĐTD và tài sản thế chấp Tiếp tục thu thập

thông tin Thanh lý HĐ

Front Office Middle Office Thẩm quyền phê

duyệt TD Back Office

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 -39 )

×