- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng
T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Giải pháp cuối cùng nhưng cũng quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả chất lượng QLRRTD chính là nhân tố con người. Trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trong hoạt động tín dụng thì con người luôn là nhân tố cực kỳ quan trọng có tính chất quyết định. Toàn bộ các khâu của quá trình cho vay
90
như tìm kiếm khách hàng, thẩm định khoản vay, giải ngân, thu nợ... cho đến nay đều là do con người đảm nhiệm mà không thể có máy móc nào thay thế được.
Trong thực tế do tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay thì với đội ngũ CBTD không phải chỉ cần được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức kinh tế xã hội khác một cách thường xuyên để có kiến thức, kỹ năng tổng hợp và nắm bắt thông tin vận dụng tốt vào công việc của mình.
Do vậy, BIDV cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng, cần thiết phải có chính sách luân chuyển để tăng cường kiểm soát, kiểm tra chéo lẫn nhau, không để một CBTD phụ trách một hoặc một nhóm khách hàng, một địa bàn... quá lâu (không quá 3 năm liên tục) để thông qua luân chuyển, bàn giao mà phát hiện sai sót, nguy cơ rủi ro. Ngoài ra, việc luân chuyển CBTD còn giúp cán bộ cần thích nghi với môi trường mới, phát huy khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tránh tình trạng làm việc theo thói quen, nể nang, quen biết làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với những cán bộ có dư nợ cao đồng thời rủi ro tín dụng thấp, tại mỗi phòng tín dụng cán bộ quản lý cần
91
xác định những tiêu chí để đánh giá cho từng cán bộ như doanh số cho vay, phân nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu để có cơ chế lương thưởng. Tránh tâm lý một số CBTD là “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít” vì thực tế vẫn còn có suy nghĩ “100 khoản vay tốt không được khen nhưng chỉ để xảy ra 1 khoản vay rủi ro là bị chỉ trích, cho là yếu kém thậm chí bị kỷ luật”. Do vậy việc thưởng phạt không nên dựa vào số khoản vay, số tiền cụ thể mà dựa trên chất lượng tín dụng của từng cán bộ theo tỷ lệ nợ xấu.
- Chuyên môn hóa bộ phận QLRRTD, tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức các khóa đào tào cập nhật hướng dẫn các văn bản chế độ của Nhà nước. BIDV nên tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, các học viện đào tạo có uy tín để cử cán bộ đi đào tạo, học tập kinh nghiệm quản lý theo thông lệ quốc tế.