- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng
T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ
3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
Đồng thời với việc tăng cường hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, BIDV cần tăng cường và chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Trước năm 2008, BIDV còn duy trì Phòng Kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ngay tại chi nhánh. Tuy nhiên, do bộ máy kiểm tra nội bộ tại chi nhánh hoạt động kém hiệu quả vì chịu sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh nên thiếu sự độc lập, khách quan khi báo cáo lên Hội sở chính. Nhận thức được vấn đề này, BIDV đã thay đổi cơ chế kiểm tra giám sát, theo đó xóa bỏ Phòng kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh mà thay vào đó tăng cường bộ máy kiểm tra nội bộ tập trung tại Hội sở chính, thành lập các văn phòng kiểm tra nội bộ tại miền Trung, miền Nam trực thuộc Hội sở chính để tăng cường kiểm tra giám sát.
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, do mạng lưới BIDV rộng khắp toàn quốc, trong khi bộ máy kiểm tra còn hạn chế về nhân sự nên việc kiểm tra mới tập trung vào “hậu
87
kiểm”, tức là kiểm tra khi đã phát sinh rủi ro. Trong tương lai BIDV cần chú trọng hơn vào công tác “tiền kiểm” để ngăn ngừa, cảnh báo nguy cơ rủi ro trước khi phát sinh.