0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 -85 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

2.3.2. Những tồn tại hạn chế

- Việc kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng mặc dù đạt được các chỉ tiêu tổng thể nhưng thực chất chưa hiệu quả, mục tiêu tăng trưởng theo khu vực chưa đạt được; các cơ cấu tín dụng thiếu tính bền vững, thực tế mới đạt được các cơ cấu ở chỉ tiêu thống kê. Chất lượng tín dụng có sự giảm sút đáng lo ngại, qua kiểm tra, rà soát cho thấy một số chi nhánh có biểu hiện thiếu tuân thủ các chỉ đạo, điều hành của Hội sở chính, chưa chấp hành nghiêm quy trình tín dụng, lãnh đạo buông lỏng quản lý, năng lực trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế (đặc biệt là những chi nhánh ở những địa bàn kém phát triển) nên để xảy ra những sai sót nghiêm trọng trong quá trình cho vay.

- Chính sách khách hàng đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ song việc cụ thể hóa thành hành động còn hạn chế. Việc phân loại khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện còn nhiều cảm tính, bên cạnh đó do việc minh bạch tình hình tài chính, tính chính xác của hệ thống báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp tư nhân) còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng phân loại khách hàng của BIDV. Nền khách hàng chưa đảm bảo tính bền vững, tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng bán lẻ còn thấp. Nhiều doanh nghiệp nhà nước có dư nợ lớn song làm ăn kém hiệu quả, khả năng rủi ro cao. Trên thực tế, dư nợ xấu của BIDV chiếm tỷ trọng chủ yếu từ khối khách hàng hàng này. Một số chi nhánh tập trung dư nợ lớn vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: xây lắp, đóng tàu, kinh doanh chứng khoán, thủy điện nhỏ và vừa... cần có sự điều chỉnh kịp thời để tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Quy trình cho vay và quản lý tín dụng mới được xây dựng lại theo yêu cầu của đề án tái cơ cấu nhưng việc xây dựng lại vẫn chưa tính đến sự phù hợp với dự án hiện đại hoá, nội dung quy trình hiện tại còn một số điểm chưa phù

67

hợp đặc biệt là việc quản lý dư nợ của một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan có quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh trong hệ thống BIDV.

+ Chưa xây dựng được hệ thống quy trình cho vay đối với từng sản phẩm tín dụng, từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các quy trình cho vay đối với một số đối tượng khách hàng chính, nhu cầu rất cấp thiết hiện tại như: quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp; cho vay nuôi tôm, cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu...

+ Việc tiếp cận, thẩm định, trình phê duyệt các dự án và cam kết cung ứng tín dụng với khách hàng chưa gắn với khả năng huy động vốn của từng chi nhánh và của cả hệ thống (đặc biệt là đối với các dự án trung dài hạn), tạo ra áp lực cam kết giải ngân quá lớn so với khả năng huy động vốn.

- vẫn còn tình trạng chưa chấp hành nghiêm yêu cầu chỉ đạo điều hành, vẫn còn hiện tượng chưa tuân thủ quy trình, cơ chế; còn vướng mắc, sai phạm trong hoạt động tín dụng. Mặc dù quy trình tín dụng quy định rất cụ thể nhưng trong thực tế nhiều cán bộ không thực hiện đầy đủ việc giám sát sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của khách hàng mà chỉ thực hiện mang tính hình thức nên thực tế đã hạn chế việc kiểm soát rủi ro tín dụng (việc giám sát thực địa khách hàng ít được thực hiện, tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp chưa được làm thường xuyên.).

+ Việc kiểm soát cho vay ngắn hạn theo phương thức cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến tại các chi nhánh, tuy nhiên đối với một số lĩnh vực như xây lắp, thương mại cần xác định HMTD phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt cần có cơ chế kiểm soát dòng tiền của khách hàng để đảm bảo việc thu hồi nợ, kiểm tra sử dụng vốn vay và chính sách tài sản đảm bảo hợp lý nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

68

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng theo ngành nghề mặc dù đã được Hội sở chính đặc biệt quan tâm, HĐQT BIDV đã ban hành Nghị quyết số 1148/NQ- HĐQT ngày 23/11/2009 về quản lý dư nợ tín dụng ngành, lĩnh vực giai đoạn 2009 - 2012, tuy nhiên hiện nay công tác quản trị và cập nhật dữ liệu về tín dụng theo ngành nghề thực hiện chưa tốt, chưa đảm bảo được mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức nói chung, chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng nói riêng mặc dù đã đem lại kết quả rõ ràng song do mới hoàn thành và áp dụng nên trong quá trình thực hiện ban đầu khó tránh khỏi lúng túng, các cán bộ của Ban QLRRTD chủ yếu từ nguồn CBTD, thẩm định chuyển sang nên cần có thời gian để đào tạo, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm về việc phòng ngừa, QLRRTD theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

- Quy trình sử dụng và vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV có một số hạn chế như: Chưa có quy định và các chức năng kiểm soát lại tính chính xác của các thông tin nhập vào chương trình; Chưa có các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý tín dụng và QLRR; Trong quy trình vận hành và khai thác hệ thống định hạng tín dụng chưa có sự tách bạch theo 3 chức năng: Quan hệ khách hàng, QLRR và Tác nghiệp; Chưa xây dựng hệ thống các yếu tố dự báo và cảnh báo sớm chất lượng tín dụng.

Tại các chi nhánh, với mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phòng tín dụng thành Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng QLRRTD làm phát sinh nhiều thủ tục nội bộ khi xét duyệt khoản vay. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Phòng QLRRTD có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó khó đạt sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay. Mặc dù theo chức năng nhiệm vụ phòng Quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng,

69

Phòng QLRR thẩm định khoản vay một cách độc lập trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do phòng Quan hệ khách hàng cung cấp (không tiếp xúc trực tiếp khách hàng để đảm bảo tính khách quan) song trên thực tế để giải quyết nhanh các yêu cầu của khách hàng và sự minh bạch trong hồ sơ của khách hàng còn hạn chế cũng như cần khảo sát thực tế để thu thập thêm thông tin về khách hàng, dự án nên Phòng QLRRTD thường tiến hành thẩm định song song cùng với Phòng Quan hệ khách hàng, đồng thời cũng có lúc phải tiếp xúc với khách hàng để thu nhận thông tin, do đó các thông tin do Phòng Quan hệ khách hàng cung cấp không còn nhiều ý nghĩa, mô hình bị phá vỡ vì tính khách quan không đạt được.

Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng tại BIDV rất nhiều như quy trình tín dụng ngắn, trung dài hạn, quy trình bảo lãnh, các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, mẫu báo cáo thẩm định khoản vay, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Sổ tay tín dụng. Tuy nhiên các văn bản đều có hiệu lực như nhau gây khó khăn, lung túng trong việc thống nhất áp dụng, đôi khi có những chỉ đạo chồng chéo và chưa kịp thời, văn bản mới có hiệu lực nhưng chưa kết luận văn bản cũ hết hiệu lực.

Việc thẩm định khoản vay tại BIDV được thực hiện tương đối chặt chẽ theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp có sự thẩm định của cả hội đồng tín dụng, tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của CBTD. Với khối lượng công việc hiện nay, đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều được CBTD thực hiện đối phó, hình thức, không xuống thực tế doanh nghiệp. Trong khi đó việc kiểm tra, quản lý sau khi cho vay là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Chất lượng tín dụng không đồng đều giữa các chi nhánh, tổng kết năm 2009 cho thấy một số chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao như: Bà Rịa (38,5%), Bắc

10

Ninh (14,3%), Hòa Bình (14%), Vĩnh Long (11%)... kiểm tra một số chi nhánh thấy có biểu hiện thiếu tuân thủ các chỉ đạo điều hành của Hội sở chính như chưa chấp hành nghiêm các quy định trong quy trình tín dụng, cán bộ lãnh đạo còn buông lỏng quản lý, năng lực trình độ của CBTD chưa đáp ứng được yêu cầu, để xảy ra những sai sót nghiêm trọng trong quá trình cho vay. Một số chi nhánh thực hiện việc cho vay tập trung dư nợ lớn vào các lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao như: xây lắp, đóng tàu, kinh doanh chứng khoán, thủy điện nhỏ và vừa..; Việc cho vay ngắn hạn theo phương thức cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến tại chi nhánh song chưa bám sát với nhu cầu, vòng quay vốn và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, thiếu cơ chế kiểm soát dòng tiền của khách hàng dẫn đến nguy cơ khách hàng có dòng tiền vào nhưng chưa đến hạn thanh toán ngân hàng nên sử dụng vào việc khác, khi đến hạn thanh toán lại không có tiền để trả.

Trong thời gian qua, BIDV có một số rủi ro tín dụng liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng, cấu kết với khách hàng để lừa đảo ngân hàng, hạch sách, nhũng nhiều đòi tiền khách hàng vay vốn, một số vụ việc điển hình như vụ một số cán bộ thuộc BIDV Đông Đô cấu kết với một số cán bộ ngân hàng khác và số người ngoài xã hội làm giả sổ tiết kiệm đem thế chấp vay, sau đó chiếm đoạt tiền của BIDV Đông Đô với số lượng trên 260,5 tỉ đồng. Các bị can mới thanh toán được gần 86 tỉ và còn chiếm đoạt trên 174,5 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, các bị can sử dụng vào việc đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng và tiêu xài cá nhân. Một vụ việc điển hình trong thời gian gần đây là một Lãnh đạo cấp Phó Tổng Giám đốc và một Phó Giám đốc Chi nhánh Hải phòng bị cảnh sát điều tra bắt giữ vì sai phạm trong quá trình xét duyệt tín dụng đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức cán bộ. Việc cán bộ ngân hàng nhũng nhiễu, đòi tiền khách hàng sẽ gây nguy cơ rủi ro tín dụng vì chỉ những

71

khoản vay "có vấn đề" thì khách hàng mới phải hối lộ nhân viên ngân hàng để hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ và xét duyệt cho vay.

Kết luận chương II

Với mục tiêu nhìn nhận, đánh giá thực trạng chất lượng quảnlyú rủi ro tín dụng của BIDV thể hiện qua chất lượng tín dụng qua trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009, quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức trong QLRRTD, hệ thống xếp hạng nội bộ... Chương II của Luận văn đã cố gắng tổng kết những mặt được và hạn chế để làm cơ sở, tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QLRRTD sẽ đề cập trong phần sau của Luận văn.

72

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 79 -85 )

×