0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chứctrong QLRRTD

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 -93 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chứctrong QLRRTD

Một bộ máy QLRRTD tốt phải bảo đảm xử lý hoạt động thông suốt, hiệu quả trong tất cả các khâu của quản trị chất lượng, có nghĩa là từ ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đến việc xử lý, khắc phục khi rủi ro xảy ra tổ chức hoạt động xuyên suốt, khoa học từ Hội sở chính đén chi nhánh. Việc xây dựng Bộ máy QLRRTD cần phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc sau:

- Tách bạch chức năng Đề xuất tín dụng với Thẩm định phê duyệt tín dụng.

78

- Phân chia mô hình quản lý thành 3 lớp rõ ràng là Font Office (quan hệ khách hàng), Middle Office (QLRR, quản lý tín dụng) và Back Office (quản trị khoản vay) thống nhất, xuyên suốt từ Hội sở chính đến các chi nhánh.

- Bảo đảm tính thông suốt trong quản lý theo chiều dọc (theo các khối) và theo chiều ngang (theo chi nhánh) để việc xử lý các luồng thông tin, báo cáo được nhanh chóng, rõ ràng và không bị trùng lắp.

- Tạo khả năng kiểm tra kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Trên cơ sở những nguyên tắc kế trên, tác giả Luận văn đề xuất về cải tiến bộ máy giám sát chất lượng tín dụng tại BIDV như sau:

- Ban QLRRTD: là nơi “phê duyệt tín dụng” của ngân hàng; thực hiện

giám sát việc tuân thủ các hạn mức tín dụng sau khi được phê duyệt.

- Ban quản lý tín dụng: là bộ phận xây dựng chính sách và hỗ trợ QLRR

có các bộ phận sau:

+ xếp hạng rủi ro và báo cáo danh mục:

Rà soát các mức xếp hạng được áp dụng cho tất cả các khoản tín dụng và báo cáo về yêu cầu xếp hạng khoản vay và yêu cầu về trích lập dự phòng. Duy trì các hệ thống đánh giá, xếp hạng, các công cụ hỗ trợ, các công cụ quản lý.

Giám sát chất lượng danh mục cho vay và đặc biệt là tìm kiếm các khu vực, ngành nghề có khả năng tập trung rủi ro, chẳng hạn như tổng trạng thái rủi ro của khối đối với ngành xây lắp hoặc sự gia tăng các khoản cấp tín dụng cho các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

79

Xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản chế độ về QLRRTD, chính sách phân loại nợ, chính sách trích lập dự phòng... Tham gia xây dựng các văn bản khác như xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, quy trình tín dụng....

Rà soát, cải thiện và điều chỉnh các cơ chế, chính sách tín dụng trong ngân hàng.

Phê duyệt hạn mức ngành, hạn mức khu vực, hạn mức khách hàng.

+ Xử lý Nợ xấu: bộ phận này xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng và

tìm cách tối đa hóa tỷ lệ thu hồi nợ xấu từ khách hàng. Trách nhiệm của bộ phận này là xây dựng phương án xử lý nợ xấu của từng năm, từng quí, trong đó phải chỉ rõ các biện pháp xử lý (cơ cấu lại khoản nợ, phát mại tài sản, xử lý bằng DPRR, bán nợ,...) và số nợ xấu được xử lý tương ứng với từng biện pháp. Bộ phận này cũng chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo kịp thời với Ban lãnh đạo tình hình xử lý nợ xấu của từng kỳ, từng đơn vị và đề xuất các giải pháp tiếp theo.

* Tại các ban, phòng trong Khối quản trị tín dụng

Tuỳ theo số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch, Khối quản trị tín dụng có thể được phân tách thành nhiều Ban, phòng như Phòng quản trị tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng quản trị tín dụng khách hàng định chế tài chính, hoặc phân chia theo ngành nghề của khách hàng. Trước mắt, Khối này chỉ có 1 phòng trực thuộc Ban quản trị tín dụng là Phòng quản trị tín dụng, có nhiệm vụ:

- Thực hiện quản lý cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ chứng từ giải ngân từ các cán bộ quan hệ khách hàng để trình lãnh đạo phê duyệt (có thể cân nhắc thêm với công việc của cán bộ quan hệ khách hàng).

80

- Thực hiện việc hạch toán, nhập dữ liệu khoản vay.

- Chỉ thị cho Giao dịch viên (thuộc Phòng dịch vụ khách hàng) thực hiện giải ngân, thu nợ.

- Hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo cho từng khoản vay.

- Giám sát để đảm bảo khách hàng tuân thủ theo các điều kiện và điều khoản của hợp đồng tín dụng.

- Quản lý kế hoạch giải ngân, thu nợ, theo dõi thông báo các khoản nợ đến hạn cho khách hàng (qua cán bộ quan hệ khách hàng).

- Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.

* Tại chi nhánh:

Tương tự như Hội sở chính, chi nhánh cũng có các phòng trong quy trình cấp tín dụng thuộc 3 khối Kinh doanh, QLRR và Quản trị tín dụng. Theo mô hình quản lý tập trung các phòng này chịu sự quản lý điều phối của Giám đốc chi nhánh về tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh, giám đốc việc tuân thủ quy định, quy trình xử lý nghiệp vụ, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được các khối tại hội sở chính giao, đồng thời các phòng còn chịu sự quản lý điều hành và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo của Khối tại Hội sở chính về thực hiện kế hoạch, về chính sách khách hàng, khuyến mại, xử lý vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 90 -93 )

×