- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng
T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ
2.3. Đánh giá chung về chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV 1.Những kết quả đạt được
2.3.1. Những kết quả đạt được
Từ năm 2005 đến nay, bằng sự nỗ lực kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng nó chung, chất lượng QLRRTD nói riêng BIDV đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Từ chỗ là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong khối ngân hàng thương mại quốc doanh, BIDV đã đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước như số liệu đã được trình bày ở phần trên. Việc thực hiện tái xét và phân phân loại nợ triệt để và phản ánh đúng chất lượng tín dụng đã góp phần lành mạnh hoá tài chính, làm cơ sở cho trích dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu đạt được kết quả khả quan.
Đã xây dựng và thực thi được một số nội dung quan trọng của chính sách tín dụng như: xây dựng và quản lý giới hạn tín dụng đối với các ngành nghề chủ yếu, các khách hàng, nhóm khách hàng lớn, giới hạn tín dụng đối với toàn hệ thống, cơ cấu tín dụng (theo ngành, theo đối tượng khách hàng, thời gian) bước đầu đưa ra được chính sách khách hàng, phương pháp định giá tiền vay..., nhằm
65
định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có hướng đi thống nhất; giám sát được an toàn hoạt động cho hệ thống.
- Bộ máy tín dụng đã được sắp xếp lại cả tại Trung ương và Chi nhánh bảo đảm hoạt động trực tuyến, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; đã tách bạch hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng, phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận: tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Về mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng BIDV cũng đã có sự cải tiến quan trọng, hướng theo thông lệ quốc tế mà cụ thể là việc triển khai thành công thay đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2 (TA2). Đến nay, mô hình mới được vận hành ổn định, thông suốt, tách biệt rõ ràng giữa khối tín dụng và khối quản lý rủi ro tín dụng.
BIDV đã tiên phong xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các chuẩn mực quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Hệ thống xếp hạng tín dụng một cách khoa học, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xếp hạng tín dụng mà các Ngân hàng hiện đại đang làm. Hệ thống này đã giúp BIDV có được một công cụ quan trọng của quản lý chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế.
Công tác QLRRTD của BIDV được chuyên môn hóa theo hướng chất lượng, chuyên sâu, thành lập riêng Ban QLRRTD, thực hiện phòng ngừa hạn chế rủi ro ngay từ khâu thẩm định khách hàng, do vậy không đơn thuần là xử lý rủi ro khi đã thực sự xảy ra như trước đây. Đã tạo lập được bộ máy kiểm tra tín dụng nội bộ độc lập với bộ phận nghiệp vụ tín dụng cả tại Hội sở chính ương và Chi nhánh.
- Đã xây dựng lại được một hệ thống văn bản chế độ phục vụ cho công tác tín dụng thống nhất trong toàn ngành, quy trình cho vay đã được đổi mới hơn phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đã xác định rõ công việc của từng người, từng bộ phận cũng như trách nhiệm của từng người, bộ phận thực hiện
66
công việc qua đó giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.