0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, cơ chế phân cấp ủy quyền

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 93 -95 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, cơ chế phân cấp ủy quyền

- Về quy trình nghiệp vụ: Để hạn chế rủi ro, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ cho hoạt động tín dụng:

81

+ Thống nhất các quy chế, quy trình tín dụng quy định thành một văn bản chung thống nhất, đồng bộ để áp dụng một cách xuyên suốt, tập trung trong toàn hệ thống; Khi có những quy định mới cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nên hạn chế việc chỉ nêu những nội dung sửa đổi bổ sung (sẽ rất khó theo dõi, đối chiếu) mà cần xây dựng và ban hành lại văn bản để dễ vận dụng

+ Văn bản nội bộ về tín dụng cần quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xảy ra rủi ro tín dụng vì lý do chủ quan.

+ Tăng cường tập huấn văn bản chế độ, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác.

- Về phân cấp ủy quyền trong hoạt động tín dụng: Theo thông lệ quốc tế, HĐQT chịu trách nhiệm phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Những nguyên tắc cần được áp dụng là:

+ Thẩm quyền phê duyệt tín dụng trước hết được phân công cho HĐTD và sau đó là các cán bộ phù hợp, tuỳ theo kinh nghiệm, kiến thức và quá trình làm việc của họ.

+ Không cá nhân nào có thẩm quyền vừa đề xuất, vừa phê duyệt hồ sơ tín dụng. Vì vậy, các CBTD chịu trách nhiệm tiếp thị và đề xuất tín dụng không có thẩm quyền phê duyệt tín dụng;

+ Không có cá nhân nào có thẩm quyền phê duyệt một khoản vay hay một sản phẩm tín dụng lại có thẩm quyền phê duyệt việc chuyển khoản tín dụng đó sang tình trạng nợ xấu;

+ Khi uỷ quyền cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật.

- Việc phân cấp, uỷ quyền phê duyệt tín dụng cần tăng cường phần cấp ủy quyền trực tiếp cho các chức danh cụ thể.

82

HĐQT cần thực hiện uỷ quyền phê duyệt tín dụng cho Tổng giám đốc, Tổng Giám đốc phân cấp ủy qyền cho Phó Tổng Giám đốc, giám đốc Ban QLRRTD, trưởng phòng QLRRTD tại Hội sở chính, Giám đốc các chi nhánh; trưởng, phó phòng QHKH chi nhánh, trưởng phòng giao dịch...

- Các tiêu chí để xác định mức độ uỷ quyền phê duyệt tín dụng: Đối tượng khách hàng, loại khách hàng, sản phẩm tín dụng, tỷ lệ tài sản bảo đảm, và đặc biệt là chất lượng của từng cán bộ, không phải cùng một chức danh mà có mức ủy quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng như nhau.

- Cần phải phân biệt trách nhiệm khác nhau giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Người ra quyết định cho vay phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp lý của các yếu tố có liên quan đến khoản vay như: Mục đích, số tiền, thời hạn, lãi suất, điều kiện giải ngân, v.v... còn người ký kết hợp đồng tín dụng là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng để ký vào văn bản xác lập các nghĩa vụ và quyền hạn của hai bên trong quan hệ tín dụng.

Như vậy, việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng sẽ tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và chế độ của BIDV.

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 93 -95 )

×