0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Tiếp tục nâng cao chất lượng phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, tăng cường trích lập và xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 101 -102 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

3.2.7. Tiếp tục nâng cao chất lượng phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, tăng cường trích lập và xử lý rủi ro

tín dụng khách hàng, tăng cường trích lập và xử lý rủi ro

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín

89

dụng có nguy cơ gây ra rủi ro để thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc phân loại nợ chính xác sẽ giúp định hình rõ tổng thể “bức tranh” tín dụng từ đó trích lập dự phòng rủi ro được chính xác.

Khắc phục những hạn chế của Hệ thống xếp hạng tín dụng hiện tại, BIDV cần quy định cụ thể hơn các chức năng kiểm soát tính chính xác của các thông tin nhập vào chương trình; Yêu cầu Chi nhánh có các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị tín dụng và QLRR; tách bạch theo 3 chức năng: Quan hệ khách hàng, QLRR và Tác nghiệp; Sớm xây dựng hệ thống các yếu tố dự báo và cảnh báo rủi ro tín dụng.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh , vì cần một bảng cân đối “đẹp” mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ. Phân loại nợ chính xác, ngoài việc minh bạch hóa tình hình tài chính, tuân thủ quy định của NHNN mà còn giúp trích lập dự phòng rủi ro chính xác, phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng mình để chủ động và bù đắp được khi tổn thất xảy ra. Mặc dù việc phân loại nợ của BIDV đã được quán triệt từ Ban Lãnh đạo, tuy nhiên do việc tổng hợp báo cáo phân loại nợ vẫn đang thực hiện chủ yếu bằng thủ công do tính tự động hóa trong thông tin báo cáo chưa cao nên khó đảm bảo cấp dưới thực hiện chính xác tuyệt đối.

Kiên quyết xử lý các khoản nợ tồn đọng, dây dưa kéo dài không có khả năng thu hồi bằng quỹ dự phòng rủi ro, chuyển sang nợ hạch toán ngoại bảng để làm trong sạch bảng cân đối song vẫn tiếp tục thu nợ.

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 101 -102 )

×