0
Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 100 -101 )

- Giới hạn chovay đối với khách hàng: Theo quy định của Ngân hàng

T ổng số điểm xếp hạng Ý nghĩa Phân loại nợ

3.2.6. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:

- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa... Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Tuy nhiên, mặc dù trên thực tế việc mua bảo hiểm cho tài sản, máy móc thiết bị, hàng nhập khẩu... là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng vay vốn tham gia quá trình vay vốn (yêu cầu bảo hiểm tài sản, máy móc thiết bị của khách hàng vay vốn song BIDV lại yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm BIDV (BIC). Việc này sẽ đem lại lợi ích về việc thu phí bảo hiểm song lại tiểm ẩn rủi ro vì BIC là công ty 100% vốn của BIDV. Trường hợp khách hàng bị rủi ro (chẳng hạn như cháy nổ, hỏng hóc máy móc thiết bị đang sử dụng để hoạt động kinh doanh) BIC sẽ phải bồi thường bảo hiểm trong khi đó khách hàng vẫn bị ảnh hưởng đến khả năng trả nợ (vì không thể ngay lập tức hoạt động ổn định) hay tài sản thế chấp mua bảo hiểm gặp rủi ro, BIC phải bồi thường cho BIDV. Như vậy, xét trên phương diện toàn hệ thống BIDV sẽ gặp nhiều rủi ro khi tự mình bảo hiểm cho mình. Do vậy, BIDV cần cân đối giữa lợi ích thu phí bảo hiểm và khả năng phòng ngừa, xử lý rủi ro, tăng tỷ lệ tái bảo hiểm hoặc chia sẻ bảo hiểm đối với những dự án, khách hàng có giá trị bảo hiểm lớn có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn của BIDV khi rủi ro xảy ra đối với tài sản bảo hiểm.

88

Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm cho thấy việc xử lý tài sản đảm bảo là rất khó khăn. Hồ sơ tài sản đảm bảo đôi khi không đầy đủ tính pháp lý, việc định giá tài sản đảm bảo từ khâu xét duyệt vay vốn thiếu chính xác, có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên gây khó khăn trong quá trình phát mại, đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố.

Nhiều tài sản đảm bảo thiếu tính thanh khoản (như máy móc thiết bị đặc thù) không thể phát mại hoặc chỉ có thể bán với giá “sắt vụn” nên giá trị thu hồi không cao.

Do vậy, việc cần thiết là phải nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo: đầy đủ hồ sơ pháp lý, định giá sát với thị trường, tính thanh khoản cao để đảm bảo khả năng thu hồi vốn khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tăng cường kiểm tra giám sát tài sản thế chấp: định kỳ 6 tháng hoặc ngắn hơn cần kiểm tra lại tình trạng của tài sản, tiến hành đánh giá lại cho sát với diễn biến của thị trường.

Ngay cả khi việc định giá tài sản đảm bảo là chính xác, tài sản đảm bảo hợp pháp, hợp lệ thì thủ tục đấu giá, phát mại tài sản theo quy định của Pháp luật cũng rất phức tạp, kéo theo một loạt các thủ tục hành chính đôi khi rườm rà, qua nhiều cửa nhiều khâu khiến gây nên tâm lý “e ngại” đối với ngân hàng coi đây là biện pháp pháp bất đắc dĩ phải thực hiện. Tuy nhiên, do đây là chính sách của Pháp luật nên nằm ngoài khả năng kiểm soát của BIDV cũng như các NHTM khác.

Một phần của tài liệu 0834 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 100 -101 )

×