3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DựÁN VAY VỐN
3.2.4. Tăng cường năng lực phòng ngừa rủi ro
Việc tăng cường năng lực phịng ngừa rủi ro có vai trị quan trọng trong cơng tác nâng cao chất lượng thẩm định dự án và do đó là chất lượng tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Thứ nhất, NHPT cần xây dựng quy trình quản trị rủi ro gồm 03 bước:
(i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đánh giá rủi ro và (iii) Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro. Theo đó, quá trình quản lý rủi ro phải được chú trọng thực hiện song hành cùng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Nhà nước. Cán bộ thẩm định cần chú trọng nhận diện rủi ro của khách hàng thơng qua phân tích tài chính. Tình hình tài chính của khách hàng phải được xem xét một cách tỉ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới
85
thành lập) nhằm nhận diện rủi ro của khách hàng trong hoạt động tín dụng.
Thứ hai, NHPT cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Cơng tác
kiểm tra, giám sát trong q trình thẩm định dự án tín dụng đầu tu của Nhà nuớc cần đuợc chú trọng để kịp thời phát hiện các sai sót trong thẩm định để tránh gây tổn thất cho Ngân hàng và khách hàng. NHPT cần thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt gồm 3 giai đoạn [4]: Kiểm sốt truớc, kiểm sốt trong và kiểm sốt sau. Theo đó, các giải pháp cụ thể:
- NHPT cần xây dựng kế hoạch phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra nghiệp vụ nhằm phát hiện những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro, có biện pháp xử lý cụ thể, kịp thời;
- Hồn thiện các hình thức và biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiện sớm những sai sót;
- Định kỳ tổng kết kết quả thẩm định để rút kinh nghiệm, quán triệt trong tồn hệ thống nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng;
- Có chính sách thuởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ thực hiện công tác thẩm định và lãnh đạo phụ trách, quản lý. Việc thuởng phạt cơng bằng, nghiêm minh là động lực khuyến khích, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công tác thẩm định của mỗi cán bộ thẩm định, giúp hạn chế rủi ro, nâng cao chất luợng công tác thẩm định.
Thứ ba, cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp việc
chia sẻ thông tin nội bộ trong Ngân hàng đuợc dễ dàng, nhanh chóng. Sự chia sẻ thơng tin hiệu quả trong toàn bộ hệ thống sẽ thúc đẩy việc cập nhật kịp thời các thay đổi quan trọng, liên quan đến công tác thẩm định dự án. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của NHPT. Cùng với đó, NHPT cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các dấu
86
hiệu, các khoản vay có nguy cơ rủi ro, xác định đuợc những lĩnh vực, những ngành nghề tiềm ẩn rủi ro cao.
Thứ tư, NHPT cũng nên thành lập một tổ chuyên về dự báo và phòng
ngừa
rủi ro dựa trên cơ chế hoạt động linh hoạt để có thời gian đua ra các giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời để hạn chế tối đa do thiệt hại do rủi ro gây nên.