dụng
đầu tư của Nhà nước
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
a. Sự tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước
Công tác thẩm định thực hiện theo đúng quy định pháp luật và việc vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước hướng vào đúng các lĩnh vực cần được khuyến khích, ưu tiên hoặc cần hỗ trợ theo định hướng phát triển của Nhà nước phản ánh chất lượng thẩm định ở khía cạnh “định hướng cho ngân hàng cho vay những khoản vay đúng mục đích”.
b. Việc xây dựng và tuân thủ quy trình thẩm định
Việc ngân hàng xây dựng quy trình chặt chẽ, chi tiết, dễ hiểu nhằm hướng dẫn cho cán bộ thẩm định, đặc biệt là cán bộ mới nắm bắt các nội dung
22
cần thẩm định một cách có hệ thống sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định luôn luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình và các văn bản liên quan của Ngân hàng. Do vậy, thông qua đánh giá việc xây dựng và tuân thủ quy trình có thể đánh giá định tính về chất lượng công tác thẩm định.
c. Việc tổ chức thẩm định
Việc tổ chức công tác thẩm định khoa học, rõ ràng, minh bạch, được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định dễ theo sát dự án theo địa bàn, lĩnh vực hoạt động, các lãnh đạo dễ quản lý các cán bộ mình phụ trách, bộ phận kiểm soát có thể phát hiện sớm các sai sót, từ đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Do đó, việc đánh giá công tác tổ chức thẩm định dự án sẽ góp phần đánh giá bao quát về chất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng.
d. Tính đầy đủ của nội dung thẩm định
Ngoài các nội dung thẩm định như các dự án tín dụng ngân hàng khác, các nội dung thẩm định tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có những điểm khác biệt do tính đặc thù của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Việc đánh giá tính đầy đủ của nội dung thẩm định có thể phản ánh một cách định tính chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng.
Các nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm: (i) Thẩm định về đối tượng cho vay; (ii) Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ (hồ sơ dự án, hồ sơ khách hàng vay vốn); (iii) Thẩm định khách hàng vay vốn; (iv) Thẩm định về việc thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định; (v) Thẩm định về việc đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của khách hàng vay vốn, giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo quy định; (vi) Thẩm định dự án để xác định để xác định hiệu quả, phương án trả nợ vốn vay của dự án, của khách hàng vay vốn; (vii) Thẩm định bảo đảm tiền vay.
23
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng a. Thời gian thẩm định
Thời gian thẩm định được tính từ khi cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ từ Chủ đầu tư đến khi có kết quả thẩm định bằng văn bản. Xét trên quan điểm chất lượng thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần đưa ra kết quả thẩm định chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Nếu thời gian thẩm định là quá ngắn thì không đánh giá được hết tình hình thực tế của khách hàng nhưng nếu thời gian thẩm định là quá dài, chưa hẳn cán bộ thẩm định làm việc tỉ mỉ, cẩn thận mà rất có thể họ đã làm lỡ mất một cơ hội tài trợ tốt, cơ hội giúp ngân hàng có thêm nguồn thu, thêm khách hàng.
Bên cạnh đó, số lần thẩm định để ra được kết quả cuối cùng cũng có ảnh hưởng chặt chẽ đến thời gian thẩm định. Việc phân tách thời gian thẩm định và số lần điều chỉnh kết quả thẩm định sẽ giúp tìm ra công tác thẩm định dự án đang bị vướng mắc ở khâu nào (do thời gian luân chuyển các Ban hay do chất lượng cán bộ thẩm định...).
b. Chất lượng các khoản tín dụng
Thứ nhất, tình hình thu hồi nợ
Các khoản tín dụng đầu tư được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận là minh chứng rõ nhất cho chất lượng thẩm định các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Để đánh giá tình hình thu nợ, có thể dựa vào các chỉ tiêu: + Tỷ lệ thu nợ gốc _2Ì2^_2ỈM2Ỉ_Í_2L2_ × 1 0 00%
Nọ gôc phải thu trong kỳ
„ , , λ Lãi thu được . . . nnn,
+ Tỷ lệ thu lãi = , : ^N ~√, × 1 0 0 %
Lãi phải thu
, RΤ,, , ^ ,1 , .Λ ,A1 1 Kểt quả thực tể . . . _
+ Tỷ lệ thực hiện kế hoạch=—V— × 1 0 0 %
■ Ke hoạch
Các tỷ lệ này càng cao càng thể hiện chất lượng công tác thẩm định tốt.
24
Cơ cấu nợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ) là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nhu sau: (i) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm cả truờng hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận, thời hạn cho vay không thay đổi; (ii) Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay vuợt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.
Công tác thẩm định tín dụng đuợc thực hiện tốt sẽ làm cho chất luợng của tín dụng đuợc nâng cao, từ đó sẽ giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và ngân hàng có thể tập trung vào tăng truởng du nợ tín dụng. Nguợc lại, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn phản ánh phần nào chất luợng của công tác thẩm định.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá:
, rτ,, 1 λ A Dư nợ được cơ cấu . . d nnn,
+ Tỷ lệ cơ cấu nợ = ——— × 1 0 0 %
Tong dư nợ
Việc cơ cấu nợ phản ánh chất luợng thẩm định, do nếu thẩm định tốt thì dự án sẽ không phải cơ cấu nợ. Tỷ lệ nợ phải cơ cấu càng thấp càng thể hiện chất luợng thẩm định dự án cao. + Tỷ lệ nợ quá hạn TT- × 1 0 0 % Tong dư nợ , 1Λ A Dư nợ nhóm 3,4,5 . . _ _ + Tỷ lệ nợ xấu = '' . ɪɔ, , × 1 0 0 %0 Tong dư nợ
Các tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn càng cao càng chứng tỏ chất luợng thẩm định tín dụng thấp. Ngoài ra có thể đánh giá tình hình nợ xấu của ngân hàng qua việc trích lập dự phòng rủi ro.
Thứ ba, tình hình xóa nợ
Một khoản tín dụng phải đuợc xóa nợ cho thấy chất luợng thẩm định dự án ở mức rất thấp. Có thể đánh giá tình hình xóa nợ qua tỷ lệ xóa nợ:
t____
- ∙rΛ i
25
m, 1a ,_____________Dư nợ được xóa
Tỷ lệ xóa nợ = T" "— × 1 O O %
Tong dư nợ
Tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng công tác thẩm định càng thấp.
c. Hệ thống chỉ tiêu thẩm định
Thứ nhất, chỉ tiêu chi phí vốn bình quân của dự án (Weighted Average Cost of Capital)
1Ik×rk
r =---—--- m
Trong đó: Ik là số vốn đầu tư của nguồn vốn thứ k rk là lãi suất tương ứng của nguồn vốn đó m là số nguồn vốn huy động được cho dự án
Thứ hai, thời gian hoàn vốn (Payback period)
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo 02 cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn (không chiết khấu) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T):
T T
∑Bi- ∑
i=0 i=0 Ci = O
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
T
T
∑Bi( 1 + r) - i -∑i( 1 + r) - i
i=0 i=0 = O
Thứ ba, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (Return on Investment) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư là chỉ tiêu hiệu quả tài chính giản đơn (không chiết khấu), cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Pr... ROI = -γ× 100%
26
Trong đó: Pr là lợi nhuận sau thuế hàng năm I là tổng vốn đầu tu để thực hiện dự án
Thứ tư, chỉ tiêu NPV (hiện giá ròng)
NPV cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn thành đủ vốn đầu tu, là giá trị hiện tại sau khi đã chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của vòng đời dự án.
n n
NP V = ∑ Bi (1 + r) - i - ∑ ci( 1 + r) "i
i=0 i=0
Thứ năm, suất thu lợi nội tại (IRR)
Suất thu lợi nội tại là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV=0).
n n
∑Bi( 1 + IRR)-i -∑ci( 1 + IRR)- i= O
i=0 i=0
NPV1
IRR = r1 + (r2 - r1) × wpl( L KP1Z2
IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tu (khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với số vốn đầu tu và các chi phí bỏ ra), do đó cho biết chi phí vốn tối đa mà dự án có thể chịu đựng đuợc. Dự án chỉ đuợc chấp nhận khi IRR lớn hơn lãi suất huy động vốn.
Thứ sáu, chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án (B/C)
Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án hay chỉ số khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi ích - chi phí là tỷ số giữa tổng lợi ích đã chiết khấu (giá trị hiện tại ròng của dòng thu) và tổng chi phí đã chiết khấu (giá trị hiện tại của dòng chi) với cùng một tỷ suất chiết khấu về cùng một thời điểm.
n n
B∕c = ∑⅛∕∑
27