Thứ nhất, NHNN cần phải sớm ban hành nội dung và quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Nhà nước của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ xây dựng, của NHPT sao cho phù hợp với điều kiện ứng dụng ở Việt Nam và hòa nhập với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, cần phải mở rộng phạm vi cung cấp thông tin tín dụng, gồm tất cả những thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư ngành và bất kỳ tổ chức cá nhân nào có yêu cầu. NHNN cũng cần quy định tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam bắt buộc tham gia vào Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC). Trung tâm CIC cần không ngừng nâng cao vai trò điều phối và thu thập thông tin từ các nguồn, có các văn bản thỏa thuận để thu thập thông tin giữa các bộ ngành như trung tâm thông tin của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương.đồng thời nên mở rộng nguồn thông tin từ nước ngoài. Các nguồn thông tin này sẽ hỗ trợ công tác thẩm định hiệu quả hơn.
Thứ ba, công tác thanh tra giám sát của NHNN phải được đẩy mạnh để kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác thẩm định. Với những ngân hàng vi phạm, NHNN cần có biện pháp xử lý hành chính nghiêm minh.
3.3.4. Với các chủ đầu tư vay vốn
Thứ nhất, các chủ đầu tư dự án nên lựa chọn các dự án phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp mình. Các dự án xin vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực để cán bộ thẩm định của ngân hàng không tốn thời gian, chi phí, sức lực khi thẩm định các dự
90
án không được phép hoạt động, không đúng với quy định của pháp luật.
Thứ hai, các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và xây dựng dự án theo đúng nội dung văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải tính toán đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn huy động, chi phí đầu tư bổ sung tài sản đối với các dự án có thời gian đầu tư dài.
Thứ ba, chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư để có những dự án thật sự hiệu quả cho chủ đầu tư. Các Báo cáo tài chính, các luận chứng kinh tế, các tài liệu thông tin liên quan đến dự án mà ngân hàng yêu cầu cung cấp cho phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính trung thực để kết quả của việc thẩm định chính xác hơn. Khi thi công dự án, cần đảm bảo đúng nội dung đã được lập trong dự án theo đúng kế hoạch, nếu có sự cố xảy ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để giải quyết, tránh rủi ro khi thi công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng, đưa ra những phân tích về hạn chế trong chương 2, luận văn đã trình bày định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra dựa trên những phân tích nguyên nhân, tồn tại ở NHPT, tập trung vào giải quyết những hạn chế trong khâu thu thập và phân tích thông tin về dự án từ đó góp phần hoàn thiện nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng. Cùng với đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước và kiến nghị với Chủ đầu tư để hỗ trợ việc nâng cao nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
91
KẾT LUẬN
Là một ngân hàng của Chính phủ, hoạt động của Ngân hàng Phát triển phải bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của NHPT cung cấp các khoản cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế. Để các khoản cho vay đến được đúng đối tượng và hiệu quả, công tác thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng, công tác thẩm định có chất lượng sẽ tìm ra các khách hàng hoạt động có hiệu quả, khả năng tài chính đảm bảo việc trả nợ để cho vay, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Do đó, NHPT luôn chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, NHPT đã góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hạn chế trong việc thu thập phân tích thông tin về Chủ đầu tư, hoàn thiện nội dung thẩm định, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện ở tăng trưởng tín dụng giảm. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư, NHPT cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đồng thời cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành và thiện chí hợp tác từ Chủ đầu tư.
Nội dung của luận văn đã cơ bản đạt được những mục đích nghiên cứu đề ra:
Thứ nhất, luận văn phân tích cơ sở lý luận công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
92
dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2016, từ đó, đưa ra những phân tích, đánh giá về những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân những hạn chế đó.
Thứ ba, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Chính phủ, các Bộ, ngành, Ngân hàng nhà nước và khuyến nghị với Chủ đầu tư.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng do mức độ phức tạp của vấn đề, sự hạn chế về thời gian trong việc khảo sát thực tiễn và năng lực, kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi rất mong
nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
93
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Ths. Đỗ Thành Ân (2017), “Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của VDB ”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 125), Tr 14 - 16.
2. Dự thảo DIS 9000:2001.
3. Tô Thị Hồng Gấm (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm
định tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Truờng đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Thu Hà (2013), Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Truờng đại học Thăng Long.
5. Võ Chí Hiếu (2017), “Thẩm định, giải ngân vốn TDĐT - Thực trạng một số vuớng mắc theo quy định”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 132), Tr 8 - 15.
6. Tô Ngọc Hung (2014), Giáo trình tài trợ dự án, NXB Dân trí, Hà Nội.
7. Ngô Thị Lan (2017), “Một số định huớng hoạt động của VDB trong giai đoạn mới ”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 123), Tr 3 - 4.
8. Lê Minh (2014), “Nhân tố ảnh huởng đến công tác thẩm định dự án, bài học kinh nghiệm từ Techcombank ”, Tạp chí tài chính (số 3).
9. Vũ Hồng Sơn (2017), “Nâng cao chất luợng tín dụng đầu tu tại các chi nhánh VDB ”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 124), Tr 15 - 19.
10. Mạnh Tú (2017), “Tạo niềm tin trong hoạt động tín dụng”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 123), Tr 20 - 21.
11. Nguyễn Đức Thắng (2007), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
12. Trần Phuơng Thùy (2017), “Nhận diện rủi ro của khách hàng trong hoạt động tín dụng qua phân tích tài chính”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 125), Tr 30-35.
TT Nội dung Ghi chú
I
Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (Ban hành kèm theo nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011)
Phần này bô trợ cho phần đánh giá sự tuân thủ định hướng chính sách pháp luật của Nhà nước (mục 2.2.2.1)
II Hướng dẫn thẩm định tài chính doanhnghiệp
Phần này nhằm minh họa nội dung thẩm định tài chính của dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT
94
13. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam các năm. 14. Báo cáo định kỳ của Ban Thẩm định - Ngân hàng Phát triển. 15. Báo cáo thường niên của Techcombank các năm.
16. Điều 48 trong Quy chế cho vay số 1356/2006/QC-VIB ngày 23/5/2006. 17. World Bank (2009). Các website http://cafef.vn/ngan-hang-nao-gam-von-khung-nhat-tai-cac-du-an-bot- 20160919142141266.chn http://www.sbv. gov.vn http://tapchitaichinh.vn. http://vneconomy.vn/thoi-su/bot-giao-thong-su-dung-von-ngan-hang- the-nao-20170815084529738.htm PHỤ LỤC
III Hướng dẫn hiệu quả kinh tế tài chínhcủa dự án
Phần này nhằm bô trợ cho phân nội dung về hệ thống chỉ tiêu thẩm định trong phần cơ sở lý luận (mục 1.2.3.2 c) và phần đánh giá chỉ tiêu định lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT (mục 2.2.2.2 c)
IV Hướng dẫn thẩm định thực tế
Phần này đê cung câp cho người đọc tham khảo về hướng
dẫn thẩm định thực tế đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư
TT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VựC GIỚI HẠN QUY MÔ I
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nhóm A, B
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề.
Nhóm A, B
3
Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm A, B và C
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ
Nhóm A, B
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC Dự ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)
tướng Chính phủ.
5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khuchế xuất, khu công nghệ cao. Nhóm A, B
II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địabàn đầu tư)
1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp. Nhóm A, B 2 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống câylâm nghiệp. Nhóm
A, B 3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến côngnghiệp Nhóm
A, B
III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.
Nhóm A, B
2
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.
Nhóm A, B
3 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồnnăng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài Nhóm A, B
nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.
4
Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhóm A, B và C
5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A, B và C
6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A, B và C
IV
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; DỰ ÁN TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ ME SINH SỐNG TẬP TRUNG, CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CÁC XÃ BIÊN GIỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 120, CÁC XÃ VÙNG BÃI NGANG (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt).
Nhóm A, B và C
V
CÁC DỰ ÁN CHO VAY THEO HIỆP ĐỊNH CHÍNH PHỦ; CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CÁC
DỰ ÁN CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI.
Nhóm A, B
T T Chỉ tiêu tài chính Công thức tính Mục đích Ghi chú
ì- Khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản /Nợ phải trả Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ của DN bằng tổng tài sản Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt.
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tuơng lai của một Doanh nghiệp thông qua việc tính toán các chỉ số khác nhau từ những số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Cán bộ nghiệp vụ cần xác định các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đua ra những nhận xét đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2 Hệ số thanh toán ngắn hạn (Kng) = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có
Khoảng trung bình đối chiếu hệ số theo mục II.
Chỉ số này càng thấp phản ánh DN sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Nếu chỉ số thanh toán hiện hành quá cao (cao hơn mức trung bình ngành) cho thấy tài sản của DN chủ yếu là “tài sản lưu động”, hiệu quả sử dụng tài sản của DN không cao. 3 Hệ số thanh toán nhanh (Knh) = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn và phải thu ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN