3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DựÁN VAY VỐN
3.2.1. Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định
về quy trình thẩm định
78
quy chế, quy trình, quy định về thẩm định dự án tín dụng đầu tu của Nhà nuớc để không ngừng hoàn thiện quy trình thẩm định cũng nhu để quy trình thẩm định có tính ứng dụng thực tiễn cao hơn, phù hợp với sự thay đổi chính sách của Nhà nuớc từng thời kỳ. Việc này cần đuợc thực hiện thông qua bộ phận chuyên đón nhận những góp ý về quy trình, phuơng pháp, nội dung hoặc những phát sinh hay vuớng mắc trong quá trình thực hiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc, từ đó tổng hợp, đua ra giải pháp, đề xuất để hoàn thiện quy trình.
Thứ hai, NHPT cần chuẩn hóa quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc thông qua việc xây dựng các bảng biểu chuẩn trong thẩm định dự án tín dụng đầu tu của Nhà nuớc, truớc hết đối với các lĩnh vực, ngành nghề NHPT hay tài trợ nhu thủy điện, kết cấu hạ tầng, chế biến thủy hải sản...
Thứ ba, NHPT cần tiến hành các cải cách về thủ tục liên quan đến công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc để giảm thời gian cũng nhu thu hút Chủ đầu tu. Việc cải cách này cần phối hợp với các Bộ, ngành nhu Bộ Kế hoạch và Đầu tu, Bộ Công Thuơng hay tham khảo quy trình của các ngân hàng có điểm tuơng đồng nhu BIDV. Những sự thay đổi về quy trình cần có sự tập huấn cho các Chi nhánh về việc vận dụng quy trình thẩm định mới ban hành.
Về nội dung thẩm định
Thứ nhất, thẩm định khách hàng vay vốn: Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, cán bộ thẩm định nên đánh giá kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực và ngành liên quan. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần triển khai phân tích và đánh giá báo cáo luu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng nhu khả năng thanh toán hiện tại và trong tuơng lai của khách hàng.
79
Trong quá trình thẩm định cần chú ý đến các điểm sau:
- Tìm hiểu và phân tích bản thân doanh nghiệp: tu cách và năng lực pháp luật; năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp; mô hình tổ chức của doanh nghiệp, cách bố trí lực luợng lao động;
- Phân tích đánh giá khả năng tài chính:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các báo cáo tài chính, báo cáo luu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chủ đầu tu cung cấp (tối thiểu là 2 năm đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và 1 năm gần nhất đối với doanh nghiệp thành lập để thực hiện dự án);
+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích quan hệ của khách hàng với ngân hàng mình và các ngân hàng khác: tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng bao trong quá khứ và hiện tại (bao gồm du nợ, nợ quá hạn, mục đích vay vốn, doanh số cho vay, thu nợ, số du bảo lãnh, mức độ tín nhiệm...).
Thứ hai, thẩm định phương án vay vốn: NHPT cần thẩm định đầy đủ các nội dung cần thiết để đánh giá dự án một cách toàn diện giúp cho việc đua ra quyết định đầu tu chính xác nhất. Các nội dung thẩm định dự án đầu tu đều có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Kết quả thẩm định phuơng diện thị truờng là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án trong khi hiệu quả tài chính là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế xã hội và quyết định phuơng án cho vay và thu nợ của ngân hàng.
Ngoài ra trong quá trình thẩm định, cần phải luu ý đến các yếu tố khác nhu: Thị hiếu nguời tiêu dùng, những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nuớc, của nuớc xuất khẩu.. .vì những thay đổi này có ảnh huởng đến đầu ra của dự án.
80
tạp nằm ngoài khả năng của cán bộ thẩm định, NHPT nên thuê chuyên gia bên ngoài để tránh truờng hợp chấp nhận ngay kết quả kỹ thuật đua đến của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản thân cán bộ tín dụng cũng phải nghiên cứu về ngành nghề, sản phẩm dự án phụ trách.
Thứ ba, thẩm định phương diện tài chính là khâu quan trọng nhất quyết định tính khả thi của dự án. Khi lập nguồn vốn đầu tu, NHPT cần phải chú trọng đến chi phí đầu tu dựa trên tham khảo các dự án tuơng tự điển hình. Ngân hàng không nên dựa vào kế hoạch chi phí do chủ đầu tu đua ra, tránh tình trạng thừa hay thiếu. Nếu dự án đuợc tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định của ngân hàng nên tiến hành kiểm tra tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là cam kết đầu tu của các nhà tài trợ cả về số luợng và tiến độ để tránh tình trạng thiếu vốn xảy ra làm giảm tiến độ thi công của dự án.
Khi đánh giá hiệu quả về kinh tế xã hội, cán bộ thẩm định phải tính toán thêm các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội của dự án nhu: mức tăng thu nhập, khả năng tạo việc làm cho nguời lao động, mức thuế đóng góp cho ngân sách Nhà nuớc...Đặc biệt, cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn đến nội dung đánh giá rủi ro vì nội dung này ít khi đề cập trong hầu hết báo cáo thẩm định.
Thứ tư, về phương pháp thẩm định, khi tiến hành thẩm định về phuơng diện tài chính, NHPT cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Việc vận dụng các chỉ tiêu này ngoài việc vận dụng đúng và đầy đủ song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đua ra đuợc các đánh giá, kết luận chính xác về chỉ tiêu đó, lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án phải phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Khi đã tính chính xác dòng tiền và tỷ suất chiết khấu, cán bộ thẩm định nên phân tích thêm độ nhạy của dự án. Đây là điều cần thiết vì các giá trị hiện tại ròng và tỷ suất nội hoàn đuợc tính toán dựa trên giá trị thời gian của dòng tiền nhung vẫn phải sử dụng yếu tố có tính đến thời điểm. Các yếu tố này mỗi khi thay đổi có thể dẫn đến thay đổi bất lợi
81
của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tu. Việc xem xét các biến động sẽ giúp cho ngân hàng đua ra các biện pháp kịp thời và hạn chế rủi ro.
Về thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, NHPT cần xem xét và bổ sung thêm một số chỉ tiêu hoàn vốn nhu: Hệ số hoàn vốn nội bộ hiệu chỉnh MIRR, chỉ số sinh lời PI, điểm hòa vốn cho cả đời dự án, lợi nhuận kế toán bình quân APP. Việc đánh giá các chỉ tiêu trên cần đuợc thực hiện bằng các ứng dụng chuơng trình phần mềm máy tính chuyên dụng và hiện đại. Về phân tích độ nhạy của dự án, NHPT cần đề ra các mức độ biến thiên của các nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả của dự án (doanh thu, chi phí, lãi suất) theo từng nhóm dự án. Cụ thể, cần tổng hợp lại số liệu dựa trên các kết quả thẩm định trong quá khứ, phân theo nhóm dự án thuộc ngành, lĩnh vực khác nhau để có thể phân tích chính xác hơn độ nhạy của dự án.