ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
3.1.1. Định hướng cho vay dự án đầu tư của Nhà nước
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nhà nước đã xác định cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo được nền tảng để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức; đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, Nhà nước đã xác định cần phải:
- Coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông
thôn hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững tạo điều kiện từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong ngành nông lâm, ngư nghiệp tăng 3 - 3.2%/năm, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hố lớn;
- Phát triển nhanh hơn cơng nghiệp và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá;
- Nhà nước tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển những sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi măng;
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại.
Thông qua Đại hội Đảng lần thứ XI, Nhà nước khẳng định ưu tiên dành vốn ngân sách và huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh việc xây dựng đồng
bộ kết cấu hạ tầng của đất nước, xem đây là một bước đột phá trong quá trình phát
76
triển của đất nước. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI cũng nêu rõ cần tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng
giao thông đuờng bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơng trình thủy lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển thủy điện, đáp ứng yêu
cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt của dân cư. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển tài chính Việt Nam
đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đổi mới, hồn thiện các chính sách tài chính thu hút các
nguồn lực trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
các vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm để tạo bước đột phá trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế... Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước
trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội...”. “Coi trọng việc huy động vốn cho
đầu tư phát triển... Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các
vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng cịn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
3.1.2. Định hướng chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngânhàng Phát triển Việt Nam hàng Phát triển Việt Nam
Là một ngân hàng của chính phủ, hoạt động của NHPT bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 369/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển của NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng Nhà nước vẫn được xác định là một trong những điều kiện tiên quyết để dẫn tới đích xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại. Do đó, NHPT sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, phát huy lợi thế từng ngành, vùng, tập trung hỗ trợ các dự án địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
77
dụng tại NHPT đạt 350 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 60% so với giai đoạn 2011-2015); tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4%; tỷ lệ an tồn vốn khơng dưới 8%. NHPT cũng phấn đấu trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, cơng tác thẩm định đóng vai trị quan trọng. Các định hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT:
(i) Bám sát định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
(ii) Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, quy định, quy trình
trong thẩm định;
(iii) Thẩm định dự án tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đứng trên quan
điểm ngân hàng (người cho vay) để xem xét tính khả thi và hiệu quả của dự án;
(iv) Khơng ngừng củng cố kiện tồn bộ máy tổ chức thẩm định của Ngân hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định;
(v) Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và xu hướng hội nhập khu vực và thế giới;
(vi) Kiểm sốt chất lượng thẩm định thơng qua việc tiếp nhận thẩm định theo ngành nghề; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình thẩm định.