THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DựÁN VAY VỐN TÍN

Một phần của tài liệu 0842 nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.2.1. Văn bản pháp luật về thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của

Nhà nước

Văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban hành

• Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

• Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước: Nghị định 75 quy định về các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước dành cho các dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Trong đó, đối tượng cho vay dự án tín dụng đầu tư là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định.

• Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011;

• Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013;

• Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy địnhvề Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

• Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công;

• Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.

• Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước: Điểm khác biệt lớn nhất của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày

52

31/3/2017 và Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 là Nghị định 32 bỏ chính sách hỗ trợ sau đầu tu và chính sách cho vay xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nghị định 32 ban hành danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tu theo chính sách uu đãi đầu tu mới.

• Thông tu số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 huớng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tu và tín dụng xuất khẩu của Nhà nuớc;

• Thông tu 203/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 về việc quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tu, tín dụng xuất khẩu của nhà nuớc và mức chênh lệch lãi suất đuợc tính hỗ trợ sau đầu tu.

Văn bản của NHPT

• Quyết định 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 v/v Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc;

• Quyết định 46/QĐ-HĐQL ngày 30/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số Quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

• Quyết định 93/QĐ-HĐQL ngày 06/11/2013 sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc;

• Quyết định 230/QĐ-HĐQL ngày 01/10/2015 v/v Quy chế phân công, phân cấp về một số hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

• Quyết định 325/QĐ-HĐQL ngày 31/12/2015 sửa đổi Quyết định 230/QĐ-HĐQL ngày 01/10/2015;

• Quyết định số 146/QĐ-NHPT ngày 15/5/2017 v/v Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc;

• Quyết định số 368/QĐ-NHPT ngày 17/7/2017 ban hành Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc;

• Văn bản 4748/NHPT-TĐ ngày 30/12/2011 Huớng dẫn thẩm định sơ bộ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc;

• Văn bản 4678/NHPT-TĐ ngày 31/12/2013 v/v một số vấn đề cần luu ý trong công tác thẩm định dự án

53

• Văn bản 383/NHPT-TĐ ngày 04/02/2015 v/v tiếp nhận hồ sơ thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư;

• Văn bản 4877/NHPT-TDĐT ngày 31/12/2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 325/QĐ-HĐQL đối với tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn nước ngoài;

• Văn bản 956/NHPT-TĐ ngày 28/4/2017 Hướng dẫn thẩm quyền phê duyệt dự án lâm sinh vay vốn TDĐT của Nhà nước;

• Văn bản 1841/NHPT-TĐ ngày 01/8/2017 Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDĐT của Nhà nước;

• Văn bản 1771/NHPT-TĐ ngày 24/8/2017 Hướng dẫn công tác thẩm định cho vay lại vốn TDĐT của Nhà nước;

• Văn bản 2123/NHPT-TĐ ngày 06/9/2017 hướng dẫn về danh sách các Quỹ tài chính nhà nước là các tổ chức tài chính nhà nước cho vay vốn tín dụng ưu đãi.

2.2.2. Đánh giá chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.2.2.1. Đánh giá qua các chỉ tiêu định tính

a. Sự tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước Thứ nhất, sự tuân thủ pháp luật

Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT luôn tuân theo

các quy định của pháp luật (quy định về hạn mức cho vay đối với một khách hàng

không vượt quá 15% vốn tự có của NHPT, với một khách hàng và người có liên

quan không vượt quá 25%; thời hạn cho vay không vượt quá 15 năm đối với dự

án nhóm A và không quá 12 năm với các dự án khác...). Các đối tượng cho vay đều là các đối tượng được hưởng ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Các dự án vượt quá giới hạn về hạn mức tín dụng cũng như thời hạn

cho vay

đều được NHPT báo cáo Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo cụ thể, như Dự án Điện

gió Bạc Liêu - tỉnh Cả Mau, Dự án Cảng thông quan Cam Ranh - Khánh Hòa...

54

Việc xem xét đánh giá việc thực hiện các thủ tục đầu tư của Chủ đầu tư được căn cứ theo các quy định của pháp luật, bám sát các quy định của Luật Đầu

tư công hiện hành: Chủ trương đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 (Điều 30, 31, 32), tương ứng với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Giấy chứng nhận

đăng ký đầu tư: Những trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật đầu tư năm 2014.

Thứ hai, sự phù hợp với định hướng chính sách của Nhà nước

Sự tuân theo định hướng chính sách của Nhà nước được thể hiện qua sự phù hợp giữa cơ cấu khách hàng, cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của NHPT với chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Tại thời điểm nghiên cứu (giai đoạn 2011-2016), Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 vẫn còn hiệu lực, hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu tư của NHPT chịu sự điều chỉnh của Nghị định này. Theo Điều 5, Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011, đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định.

■ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

□Công nghiệp

□Nông nghiệp, nông thôn

□Khác

Hình 2.4. Số dự án Ban Thẩm định tiếp nhận theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn 2011-2016

55

Đối tượng cho vay là các dự án thuộc 4 nhóm ngành nghề chính: (i) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (ii) Công nghiệp; (iii) Nông nghiệp, nông thôn và (iv)

Ngành nghề, lĩnh vực khác. Số các dự án tiếp nhận thẩm định thuộc nhóm kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội và công nghiệp có xu hướng giảm. Tỷ trọng các dự án kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giảm từ 26,8% năm 2011 xuống 25,9% năm 2016; tỷ

trọng các dự án công nghiệp giảm mạnh từ 54,6% xuống 22,2%. Số các dự án tiếp

nhận thẩm định thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng từ 11,3% lên 29,6%.

Trong từng nhóm ngành nghề, lĩnh vực, việc tiếp nhận các dự án có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể:

Trong nhóm dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, số lượng các dự án thuộc dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa (giáo dục đào tạo, dạy nghề; y tế) có xu hướng tăng (từ 46,2% năm 2011 lên 53,3% năm 2016).

100% 90% 80% 70% 60% 50% I 40% I 30% 20% 10% 0% I 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ■Y tế ■Giáo dục ■Hạ tầng kỹ thuật (Khu công nghiệp, khu đô thị, cầu cảng, bến bãi...)

■Nhà ở thu nhập

thấp, công nhân, sinh viên, chung cư

■Xử lý nước thải, rác thải

Hình 2.5. Số dự án Ban Thẩm định tiếp nhận thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở báo cáo định kỳ Ban Thẩm định

Các dự án cho vay thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng

trong phát triển đất nước, hầu hết là các dự án trọng điểm quốc gia: Dự án đóng

mới và sửa chữa dàn khoan (năm 2011), Dự án phát triển kinh tế khu vực Nam Lào (năm 2013).

56

Trong nhóm các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; số lượng các dự án trồng rừng, cao su có xu hướng giảm (đặc biệt lĩnh vực cao su do tình trạng dư cung). NHPT khuyến khích tiếp nhận các dự án nuôi trồng thủ hải sản gắn với chế biến công nghiệp. Tỷ trọng các dự án này tăng từ 18,2%

năm 2011 lên 31,3% năm 2016.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% ■Rừng, cao su

■Nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hình 2.6. Số dự án Ban Thẩm định tiếp nhận thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2016

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở báo cáo định kỳ Ban Thẩm định

Nhóm các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp ghi nhận sự biến động mạnh mẽ về số lượng dự án tiếp nhận thẩm định phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực.

Hình 2.7. Số dự án Ban Thẩm định tiếp nhận thuộc lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2011 - 2*016

57

Số lượng dự án cho vay đóng tàu giảm mạnh từ 22 dự án năm 2011 xuống 0 dự án năm 2016; các năm 2014, 2015 các dự án chủ yếu là dự án cho vay bổ sung, không có dự án cho vay mới.

Dự án cho vay tín dụng đầu tư lĩnh vực thủy điện luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nói riêng và các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nói chung, phù hợp với chính sách khuyến khích của Chính phủ và Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020.

Bên cạnh các dự án thủy điện vốn là thế mạnh, NHPT khuyến khích các dự

án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng sạch (gió,

mặt trời, địa nhiệt, sinh học) và các tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến: Dự án điện gió Thuận Thiên Phong, Dự án điện

gió Bạc Liêu (năm 2015); Dự án điện mặt trời Cam Thịnh Đông, Dự án điện gió

Trung Nam 34 MW (năm 2016).

Các dự án khác không thuộc 3 nhóm ngành nghề, lĩnh vực nêu trên đều là

các dự án được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt

khó khăn, do đó đều thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy

định. Như vậy, công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

tại NHPT giai đoạn 2011-2016 tuân thủ chặt chẽ định hướng chính sách của Nhà

nước thời kỳ này.

b. Việc xây dựng và tuân thủ quy trình thẩm định Thứ nhất, việc xây dựng quy trình, văn bản hướng dân

Như đã trình bày ở phần trước, NHPT luôn bám sát các thay đổi chính sách của Nhà nước, có sự liên kết chặt chẽ đối với các cơ quan liên quan, đặc biệt Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư.

58

Các cán bộ thẩm định luôn tuân theo các quy trình thẩm định đã đuợc NHPT ban hành, huớng dẫn qua các văn bản nội bộ. Theo văn bản huớng dẫn mới nhất của NHPT (công văn 1771/NHPT-TĐ ngày 24/7/2017 v/v huớng dẫn công tác thẩm định cho vay vốn TDĐT của Nhà nuớc), công tác thẩm định đuợc tổ chức có sự phân cấp thẩm quyền giữa Chi nhánh và Trụ sở chính.

Tại chi nhánh:

- Giám đốc Chi nhánh tổ chức thẩm định các dự án theo đúng quy định tại Quy chế, Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc do NHPT ban hành và huớng dẫn;

- Việc phân công đơn vị chủ trì thẩm định, đơn vị tham gia phối hợp thẩm định, nội dung thực hiện của các đơn vị tham gia thẩm định dự án, giao Giám đốc Chi nhánh quy định phù hợp với đặc điểm tổ chức, năng lực hoạt động của đơn vị. Việc phân công, quy định các nội dung phải đuợc ban hành thành Quyết định, làm cơ sở để triển khai tại Chi nhánh cũng nhu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;

- Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định đuợc thực hiện theo mẫu theo quy định của NHPT.

Tại Trụ sở chính

- Việc thẩm định dự án đuợc thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế, Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc do NHPT ban hành và huớng dẫn.

- Phân công nhiệm vụ và nội dung thẩm định tại Trụ sở chính:

• Ban Tín dụng đầu tu: Là đơn vị chủ trì thẩm định dự án (không phân biệt quy mô nhóm dự án); rà soát, tổng hợp ý kiến của các đơn vị tham gia; lập tờ trình báo cáo Lãnh đạo NHPT về kết quả thẩm định dự án và đề xuất quyết định cho vay/từ chối cho vay. Thực hiện thẩm định các nội dung: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ khách hàng vay vốn; thẩm định khách

59

hàng vay vốn (trừ các nội dung thuộc nhiệm vụ của Trung tâm khách hàng); thẩm định về việc đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu, thẩm định nguồn vốn tham gia đầu tu dự án; thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

• Ban Thẩm định: Thực hiện thẩm định các nội dung: Thẩm định về đối tuợng vay vốn (trừ nội dung thuộc nhiệm vụ của Trung tâm khách hàng); thẩm định về việc thực hiện các thủ tục đầu tu đối với dự án; thẩm định để xác định hiệu quả tài chính của dự án và phuơng án trả nợ của khách hàng vay vốn.

• Trung tâm khách hàng: Thực hiện thẩm định các nội dung: Xác định việc dự án đã đuợc huởng/chua đuợc huởng tín dụng uu đãi từ các tổ chức tài chính Nhà nuớc; thẩm định về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn đối với các tổ chức tín dụng khác, trong đó xác định về các khoản nợ xấu (nếu có); thẩm định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng và nhóm nguời có liên quan tại NHPT.

• Các đơn vị nghiệp vụ khác: Thực hiện tham gia thẩm định các nội dung

liên quan đến dự án theo yêu cầu của Lãnh đạo NHPT (nếu có), của Ban Tín dụng đầu tu trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó, Ban Cân đối kế hoạch thực hiện dự báo biến động lãi suất vốn vay tín dụng đầu tu của Nhà nuớc phục vụ cho quá trình tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

- Thông báo kết quả thẩm định theo quy định của NHPT.

c. Việc tổ chức thẩm định

Thứ nhất, NHPT có Ban Thẩm định là bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc.

Thứ hai, thẩm định độc lập: Ở NHPT công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tu của Nhà nuớc đuợc thực hiện ở Ban Thẩm định là khâu cuối cùng, không có khâu thẩm định lại.

Thứ ba, phân công trách nhiệm của cán bộ

60

công chuyên quản theo nhóm các Chi nhánh. Số nhóm các chi nhánh đuợc

Một phần của tài liệu 0842 nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w