Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

6. Nội dung luận văn

1.1.2.3. Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại các hình thức cấp tín dụng mà cụ thể trong phạm vi bài luận này là phân loại các hình thức cho vay. Phân loại các hình thức cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Nếu việc phân loại các hình thức cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cấp tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Một số hình thức phân loại cho vay phổ biến là:

a) Theo thời hạn cho vay:

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.

Theo quy định tại điều 8 của quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN thì “Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho

16

vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng”; “Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”.

Với thời gian cho vay khác nhau thì mục đích tài trợ vốn của ngân hàng cho khách hàng cũng khác nhau. Mục đích của cho vay ngắn hạn thường là nhằm tài trợ cho doanh nghiệp trong việc bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt đông SXKD hoặc đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng cá nhân trong ngắn hạn. Mục đích cấp tín dụng trung dài hạn là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào những tài sản, những dự án, phương án có thời gian thu hồi vốn dài như đầu tư tài sản cố định, tài trợ các dự án.

b) Theo tiêu chí đảm bảo tiền vay:

Căn cứ vào tiêu chí này thì hoạt động cấp tín dụng của NHTM được chia thành cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ vay được bên vay được bảo đảm bằng những biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp,

ký quỹ hoặc bảo lãnh. Trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa

vụ trả

nợ, NHTM có quyền xử lí TSBĐ để thu hồi nợ theo thỏa thuận và phù hợp

với quy

định của pháp luật. Khi cho vay, NHTM áp dụng các biện pháp bảo đảm này nhằm

phòng ngừa rủi ro, tạo ra cơ sở kinh tế, pháp lí để thu hồi được các khoản nợ

đã cho

khách hàng vay.

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm hoặc được bảo đảm một phần bằng

17

+ Phương thức cho vay từng lần: khi áp dụng phương thức này, phải đảm bảo

doanh số cho vay không vượt quá số tiền đã thỏa thuận trong HĐTD; mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký HĐTD;

+ Phương thức cho vay theo hạn mức: khi áp dụng phương thức này, phải đảm bảo dư nợ cho vay không vượt quá hạn mức cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD và trong thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế.

+ Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: khi áp dụng phương thức này, phải đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD; ngân hàng cho vay và khách hàng phải thỏa thuận thời hạn giải ngân, thời gian ân hạn, định kỳ hạn trả nợ trong HĐTD;

+ Phương thức cho vay trả góp: khi áp dụng phương thức này, phải đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD, số tiền vay được trả nợ thành nhiều kỳ hạn đều nhau với tổng số tiền trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ hạn bằng nhau, trong đó số tiền trả lãi được tính trên dư nợ và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ đó.

+ Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là việc ngân hàng cho vay chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay

trong phạm vi hạn mức cho vay để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng cho vay. + Phương thức cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: là việc ngân hàng cho vay cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD. Khi áp dụng phương thức cho vay này, ngân hàng cho vay thực hiện như phương thức cho vay hạn mức, tuy nhiên khách hàng phải thông báo cho ngân hàng nhu cầu vay vốn tối thiểu trước 5 ngày làm việc.

+ Cho vay hợp vốn: ngân hàng cho vay cùng với một hoặc một số TCTD, hoặc chi nhánh của TCTD khác thực hiện việc cho vay toàn bộ hoặc một phần dự án/ phương án, trong đó ngân hàng cho vay có thể là tổ chức đầu mối hoặc thành viên cho vay hợp vốn

18

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng, với hạn mức thấu chi này, khách hàng có thể dùng tiền trong hạn mức khi tài khoản của khách hàng không còn số dư.

Ngoài ra có một số tiêu chí để phân loại cho vay tùy theo mục tiêu quản lý:

- Theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ) - Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định)

- Theo tiêu chí mục đích sử dụng tiền vay (cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng)

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w