Theo chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 73)

6. Nội dung luận văn

2.2.1.1. Theo chỉ tiêu định lượng

a. Xét trên quan điểm ngân hàng: + Hiệu suất sử dụng vốn

Một trong những lợi thế lớn của Chi nhánh là có nguồn vốn huy động rất dồi dào. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa nguồn vốn huy động được với dư nợ cho vay thì có thể thấy tiềm năng mở rộng cho vay của Chi nhánh còn nhiều hay nói cách khác hoạt động cho vay của Chi nhánh còn chưa tương xứng với khả năng hoạt động. Bảng số liệu 2.5 cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ Tổng Dư nợ cho vay trên Tổng nguồn vốn huy động năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Số tiền Chênh lệch Số

tiền Chênh lệch Số tiền % Số tiền % 52

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, song song với việc đảm bảo tăng trưởng cả nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, Vietinbank Thanh Xuân cũng luôn đảm bảo tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động ở mức khá ổn định < 50%. Cụ thể, năm 2014, bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 36 đồng được sử dụng cho vay, bước sang các năm từ 2015 đến 2016, tỷ lệ này tăng lên ở mức 100 đồng vốn huy động thì có 42 đồng được sử dụng cho vay. Nguyên nhân của việc tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động tăng lên không nhiều này do giai đoạn 2015 - 2016, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản, không đủ điều kiện để được Ngân hàng cho vay khiến cho việc cho vay của Vietinbank cũng gặp ít nhiều khó khăn. Để có được thành quả đó là do chi nhánh đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn khách hàng thực sự có hiệu quả, bám sát thị trường, mở rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng phát triển, tình hình tài chính ổn định, có chiến lược kinh doanh tốt, tập trung khai thác tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả tốt để đầu tư như cho vay đồng tài trợ dự án Bitexco (600 tỷ), cho vay doanh nghiệp Lạc Hồng (100 tỷ). Vietinbank Thanh Xuân vẫn đảm bảo được quy mô tín dụng và tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức như trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

Vietinbank hiện đã và đang điều hành vốn và sử dụng vốn theo phương thức tập trung thông qua công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ” (viết tắt là FTP - Funds transfer pricing), qua đó thì mọi khoản vốn huy động của các Chi nhánh sẽ được chuyển tập trung (“bán”) về trung tâm vốn của Vietinbank, trung tâm vốn sẽ trả cho Chi nhánh một khoản “giá mua vốn nội bộ (FTP mua vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản huy động; phần chênh lệch giữa FTP mua vốn và lãi suất huy động trả cho khách hàng sẽ là lợi nhuận chi nhánh thu được từ khoản huy động này.

Tương tự, nếu chi nhánh có nhu cầu cung cấp một khoản vay cho khách hàng, chi nhánh sẽ phải thực hiện “mua” vốn từ trung tâm vốn và phải trả cho trung tâm vốn một khoản “giá bán vốn nội bộ (FTP bán vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản cho vay; phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thu được từ khách hàng và FTP bán vốn sẽ là lợi nhuận của chi nhánh từ khoản cho vay này.

53

Như vậy, việc sử dụng công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP” sẽ đảm bảo cho chi nhánh luôn có lợi nhuận khi thực hiện một khoản huy động và cho vay, miễn là chi nhánh đảm bảo tiết giảm được chi phí huy động đầu vào và gia tăng được lãi suất cho vay đầu ra đối với khách hàng. Việc sử dụng công cụ FTP về cơ bản sẽ làm cho tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động nói trên không còn nhiều ý nghĩa trong vai trò an toàn thanh khoản của riêng Chi nhánh. Tuy vậy, nó lại đặc biệt ý nghĩa khi thanh khoản của toàn hệ thống Vietinbank đang gặp khó khăn, khi đó HSC Vietinbank sẽ thường giới hạn việc giải ngân tín dụng đối với các chi nhánh có tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động quá cao và yêu cầu phải gia tăng nguồn vốn huy động. Do đó, việc Vietinbank Thanh Xuân luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức ổn định, hợp lý qua các năm như trên đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo hoạt động thông suốt của Chi nhánh.

+ Dư nợ, cơ cấu dư nợ

Nếu phân theo thời gian cấp vốn thì dư nợ đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay ngắn hạn, thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn năm 2014-2016

Dư nợ cho vay doanh nghiệp 2.26 2 3.04 9 78 7 35% 4.070 1.02 1 34% Trong đó: Dư nợ ngắn hạn 1.69 7 2.57 9 88 2 52% 3.7 04 1.12 5 44%

Dư nợ trung dài hạn 565 47 0

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ n. trọng % Số tiền Tỷ trọng%

Tổng dư nợ cho vay 2.262 3.049 4.070

Cho vay có TSBĐ 1.40 2 62 % 1.677 55% 2.15 7 53% Cho vay không có TSBĐ 86

0 38 % 1.372 45% 1.91 3 47%

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

54

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo kỳ hạn năm 2014-2016

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

Đến thời điếm 31/12/2016, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3.704 tỷ đồng, chiếm 91% trong tổng dư nợ, tăng 1.125 tỷ đồng so với năm 2015 và tăng 2.007 tỷ đồng so với năm 2014; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 366 tỷ đồng, chiếm 9% trong tổng dư nợ, giảm 104 tỷ đồng so với năm 2015 và giảm 200 tỷ đồng so với năm 2014.

Phân tích cơ cấu dư nợ theo TSĐB cho thấy các năm gần đây dư nợ không có TSBĐ có tỷ trọng gia tăng trong tổng dư nợ. Theo đó, việc cho vay không có TSĐB đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân năm 2014 chỉ ở mức 38% thì sang năm 2015 chiếm đến 45% và năm 2016 tỷ lệ này chiếm trên 47%.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo TSBĐ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng Dư nợ 2.523 3.629 4.446 - Nhóm I 2.505 3.629 4.437 Tỷ trọng (%) 99.3 Ĩõõ- 99.8 - Nhóm II 0^^ 0 ^ 9^ Tỷ trọng (%) 0^^ 0 ^ 0T - Nhóm nợ xấu (III-V) Ĩ8" 0 ^ 0^^ Tỷ trọng (%) ôữ" 0 ^ 0^^

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

Dư nợ không có TSBĐ tăng lên từ việc tăng lên của dư nợ từ các khách hàng truyền thống của Chi nhánh và từ các khách hàng mới được duyệt cấp không có

55

TSBĐ. Sự thay đổi tỷ trọng cơ cấu nợ vay theo xu hướng này sẽ làm tăng rủi ro hơn cho ngân hàng vì không có nguồn trả nợ thứ hai. Điều này cho thấy rằng để tăng cường cạnh tranh với các ngân hàng bạn, Vietinbank Thanh Xuân ngày càng phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Đồng thời điều này cũng cho thấy sự nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ Chi nhánh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng nhưng không để phát sinh nợ xấu.

+ Tình hình nợ quá hạn

Bảng 2.8: Cơ cấu nhóm nợ từ năm 2014-2016

______________Chỉ tiêu______________Năm 2014

Năm

2015 Năm 2016

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp 2.262 3.04 9 4.07 0 Nợ nhóm 1 2.244,5 3.04 9 4.07 0 Tỷ trọng 99.23% 100 % % 100 Nợ nhóm 2 0 0 0 Tỷ trọng 0% _________ 0% __________ 0% Nợ xấu 17,5 0 0 Tỷ trọng 0,77% 0% 0%

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ nhóm 2 tại Vietinbank Thanh Xuân là không có, nhóm nợ xấu bao gồm hai khoản nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Công ty hàng hải Vinashin, trong năm 2014 Vietinbank Thanh Xuân đã tích cực đôn đốc, làm việc với khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn đồng thời luôn bám sát dòng tiền về tài khoản của Công ty trong hệ thống Ngân hàng nên Chi nhánh đã kịp thời thu một phần nợ gốc và lãi vay, số dư đến 31/12/2014 là 17.574 triệu đồng.

Năm 2015, các phòng nghiệp vụ đã thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Vietinbank và Ban giám đốc chi nhánh, thường xuyên theo dõi bám sát từng khách hàng, từng món vay, kịp thời đôn đốc thu hồi và xử lý triệt để các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn. Còn đối với khoản nợ xấu của Vinashin đã được Chính phủ và Vietinbank hỗ trợ cho phép trích lập dự phòng 100% vì thế đến

56

thời điểm 31/12/2015, Vietinbank Thanh Xuân không còn số dư nợ nhóm 2 và số dư thuộc nhóm nợ xấu. Bên cạnh đó, Vietinbank Thanh Xuân vẫn có những chỉ đạo sát sao đối với khoản nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Công ty hàng hải Vinashin.

Năm 2016 tiếp tục là năm đầy khó khăn với toàn hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản cho dù đã khởi sắc nhưng hàng tồn kho tăng cao, chính sách tài khóa của Chính phủ chưa được nới lỏng, nhiều công trình không có vốn để nghiệm thu... điều đó đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tăng lên. Khách hàng vay vốn của Vietinbank Thanh Xuân cũng không là ngoại lệ, Ban giám đốc chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều biện pháp để hạn chế thấp nhất nợ xấu gia tăng. Kết thúc năm 2016, tỷ lệ nợ nhóm 2 của chi nhánh là 0.2% trong tổng dư nợ, khoản nợ nhóm 2 này toàn bộ phát sinh ở phòng khách hàng cá nhân. Chi nhánh không có nợ xấu, tuy nhiên trong năm Chi nhánh đã phải thực hiện cơ cấu lại nợ theo công văn 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 cho khoảng 150 tỷ đồng khoản vay của khách hàng doanh nghiệp.

Tình hình kiểm soát nợ nhóm 2 và nợ xấu của Chi nhánh nói chung và đối với các khách hàng doanh nghiệp nói riêng trong những năm gần đây là rất tốt. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ năm 2014 là 0,77% và năm 2015 và năm 2016 là 0% tức là không có nợ xấu. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh số thu nợ 2.53 3 2.959 2.94 1 Dư nợ bình quân 2.23 4 2.656 3.56 0 Vòng quay vốn tín dụng ( vòng) 1.1 1.1 0.8

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

57

Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2016, trong 4.070 tỷ đồng nợ nhóm 1 thì Chi nhánh có khoảng gần 2,4% dư nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của ngân hàng nhà nước.

+ Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Nếu hệ số này cao biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng cao, hiệu quả cho vay là rất tốt. Dưới đây là bảng số liệu về vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân:

Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp năm 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng lợi nhuận của Chi nhánh 180^ 260- 3ỹT

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 67- 79^^ 85,4 4

Dư nợ vay bình quân 2.234 2.656 3.56

0

Hệ số sinh lời từ hoạt động tín dụng 2,99% 2,97% 2,4% Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

so với tổng lợi nhuận

37,2% 30,3 %

25,58%

Tiêu chí Hiệu suất sử dụng

lao động (lần) Chỉ số nợ (lần) Chỉ số vòng quay vốn (vòng) Loại hình DN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 DN nhà nước 16,6 18,6 3,3 3,1 0,64 0,82 DN ngoài nhà nước 20,4 19,1 1,8 1,9 0,63 0,97 DN có vốn FDI 17,5 14,5 1,3 1,5 1,,52 0,85 Trung bình 18,2 17,9 22 2,1 0,81 0,85

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

Qua bảng 2.10, cho thấy khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh qua các năm là tốt và hiệu quả. Năm 2016 do có một số khoản nợ phải điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nên vòng quay vốn tín dụng có phần giảm hơn so với những năm trước.

+ Chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại Vietinbank Thanh Xuân là rất thấp và trong 2 năm 2015, 2016 là không có nên hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là hiệu quả và là một trong những hoạt động chính mang lại thu nhập cho Chi nhánh. Mức lợi nhuận từ hoạt động này có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, xét trên tổng thể lợi nhuận từ các hoạt động mang lại thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng còn khá khiêm tốn, thấp hơn khá nhiều so với hoạt động huy động vốn và điều đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới cần phát triển mở rộng hơn nữa, phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh.

58

Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp năm 2014-2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

Bảng 2.11 cho thấy trong 3 năm 2014, 2015, 2016, trung bình 1 đồng dư nợ mang lại cho Vietinbank Thanh Xuân 0.028 đồng lợi nhuận (lợi nhuận này đã trừ

chi phí mua vốn từ Vietinbank, chi phí trích lập dự phòng và các chi phí khác liên quan). Đây là tỷ lệ lợi nhuận đạt mức khá so với các ngân hàng khác. Tỷ lệ thu nhập

từ hoạt động tín dụng còn khiêm tốn trong tổng lợi nhuận nhưng trong 3 năm qua tỷ lệ này đang có xu hướng giảm.

b. Xét trên quan điểm của khách hàng doanh nghiệp:

Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng lao động, chỉ số nợ và chỉ số vòng quay vốn của Doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Thanh Xuân năm 2015-2016

Nguồn: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Vietinbank Thanh Xuân

TT Chỉ tiêu Ý kiến của khách hàng Đồng ý (%) Phản đối (%) Trung hòa (%) Chất lượng sản phẩm dịch vụ

1 Phí và lãi suất giao dịch hợp lý, hấp dẫn 6 T ĨT 24 2 Sản phẩm dịch vụ đa dạng 8 2^ 6 12^^ 59

đối với doanh nghiệp. Từ bảng số liệu 2.12 có thể phân tích về hiệu suất sử dụng lao động, chỉ số nợ và chỉ số vòng quay vốn của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Vietinbank Thanh Xuân:

Xét về hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu bình quân/thu nhập bình quân một lao động), năm 2016, tính chung cho các loại hình doanh nghiệp đạt 17,9 lần, hay nói cách khác, doanh nghiệp trả 1 đồng cho thu nhập của người lao động thì tạo ra 17,9 đồng doanh thu (thấp hơn mức 18,2 lần của năm 2015).

Xét về chỉ số nợ (tính bằng tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở hữu) tại thời điểm 31/12/2016 tính chung cho các loại hình doanh nghiệp là 2,1 lần (thấp hơn mức 2,2 lần của năm 2015). Chỉ số nợ năm 2015 cao nhất là các doanh nghiệp nhà nước (với 3,3 lần); tiếp đến là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (1,8 lần); và cuối cùng là các doanh nghiệp FDI (1,3 lần).

Xét về chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng nguồn vốn) năm 2016 tính chung cho các loại hình doanh nghiệp đạt 0,85 vòng (cao hơn mức tăng 0,81 vòng của năm 2015). Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ số quay vòng vốn cao nhất (0,97 vòng); tiếp đến là các doanh nghiệp FDI (0,85 vòng); và các doanh nghiệp nhà nước (0,81 vòng).

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w