6. Nội dung luận văn
3.3.2.3. Kiến nghị với các Hiệp hội doanh nghiệp
Trong thời gian tới, hiệp hội doanh nghiệp cần phát huy vai trò của mình hơn thông qua các việc sau:
+ Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên. Thông qua hoạt động đối thoại chính quyền- doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Qua đó, chính sách ngày càng được cải thiện theo hướng phù hợp và thực thi hiệu quả. Trong quá trình xây dựng pháp luật, các hiệp hội cần tích cực tổ chức lấy ý kiến hội viên và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các đạo luật liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp với cơ quan lập pháp.
+ Tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy chuẩn... cho doanh nghiệp hội viên, đặc biệt là tìm hiểu, phổ biến thông tin về các vụ kiện chống bán phá giá góp phần quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp, khởi kiện;
+ Hỗ trợ doanh nghiêp xây dựng thương hiệu; xúc tiến thương mại.
+ Chủ động đề xuất cơ quan địa phương và nhà nước các dự án xây dựng khu triển lãm - hội chợ nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm Việt Nam.
+ Xây dựng cho các doanh nghiệp hội viên chiến lược phát triển có tầm nhìn dài hạn, phù hợp bối cảnh kinh tế.
+ Đặc biệt, với tính chất đặc thù của nền kinh tế mở, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn có trách nhiệm trong việc liên kết, lôi kéo sự lan tỏa về vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp từ khu vực kinh tế FDI sang khu vực kinh tế trong nước. Cùng với đó, các hiệp hội cùng với nhà nước và doanh nghiệp cần có các hoạt động cụ thể, xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị toàn cầu và nâng giá trị gia tăng trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Việt Nam.
94