Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội DN, DN

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

6. Nội dung luận văn

3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội DN, DN

- Song song với việc các NHTM xây dựng, hoàn thiện XHTD nội bộ, NHNN nên có chính sách phát triển các đơn vị XHTD độc lập làm cơ sở tham chiếu chung

trong công tác XHTD. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, cần

phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nước quản lý, tổ chức

này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối

của tổ

chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng: Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống thông

tin tín dụng, đặc biệt là chất lượng thông tin tín dụng, nhằm lành mạnh hóa thị

trường tín dụng nói chung của ngân hàng. Ngày 28/01/2013, NHNN đã ban hành

thông tư số 03/2013/TT-NHNN Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN, trong đó quy định CIC làm đầu mối đối với công tác này. Bao gồm: cung

92

Hai là, CIC phải được giao nhiệm vụ hỗ trợ các TCTD, đánh giá các khoản

nợ của khách hàng tại ngân hàng. Ngoài ra, CIC không chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là thu thập và cập nhật thông tin mà còn phải phân tích thông tin trên cơ sở dữ liệu hiện có để đưa ra các nhận định, đánh giá về khách hàng, từ đó các NHTM có thêm cơ sở quyết định cho vay đúng đắn.

Ba là, đòi hỏi khách quan với CIC là độ chuẩn xác cao về giá tri pháp lý của

thông tin về phân loại nợ của một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng. Những thông tin CIC cung cấp ra đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm bảo tính kịp thời. Nếu thông tin của CIC không được cập nhật thường xuyên thì thông tin đó sẽ sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ngân hàng. Để đảm bảo tính chính xác và cập nhật thông tin, NHNN cần quy định ràng buộc trách nhiệm của các ngân hàng về việc cung cấp thông tin, trách nhiệm của CIC trong việc bảo mật các thông tin này cho các ngân hàng tự đánh giá và cho các cơ quan giám sát để đánh giá nợ.

3.3.2.2. Kiến nghị với cơ quan xây dựng luật pháp và một số bộ ngành liênquan quan

của nhà nước

- Đối với việc quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đồng thời cơ quan kiểm

toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán,

giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân

hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những

quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiến hành rà soát các văn bản quy định, hướng dẫn tránh sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ tạo điều kiện cho việc tiếp cận,

93

3.3.2.3. Kiến nghị với các Hiệp hội doanh nghiệp

Trong thời gian tới, hiệp hội doanh nghiệp cần phát huy vai trò của mình hơn thông qua các việc sau:

+ Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên. Thông qua hoạt động đối thoại chính quyền- doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Qua đó, chính sách ngày càng được cải thiện theo hướng phù hợp và thực thi hiệu quả. Trong quá trình xây dựng pháp luật, các hiệp hội cần tích cực tổ chức lấy ý kiến hội viên và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các đạo luật liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp với cơ quan lập pháp.

+ Tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy chuẩn... cho doanh nghiệp hội viên, đặc biệt là tìm hiểu, phổ biến thông tin về các vụ kiện chống bán phá giá góp phần quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp, khởi kiện;

+ Hỗ trợ doanh nghiêp xây dựng thương hiệu; xúc tiến thương mại.

+ Chủ động đề xuất cơ quan địa phương và nhà nước các dự án xây dựng khu triển lãm - hội chợ nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm Việt Nam.

+ Xây dựng cho các doanh nghiệp hội viên chiến lược phát triển có tầm nhìn dài hạn, phù hợp bối cảnh kinh tế.

+ Đặc biệt, với tính chất đặc thù của nền kinh tế mở, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn có trách nhiệm trong việc liên kết, lôi kéo sự lan tỏa về vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp từ khu vực kinh tế FDI sang khu vực kinh tế trong nước. Cùng với đó, các hiệp hội cùng với nhà nước và doanh nghiệp cần có các hoạt động cụ thể, xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị toàn cầu và nâng giá trị gia tăng trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Việt Nam.

94

3.3.2.4. Kiến nghị với các Doanh nghiệp vay vốn

Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và Vietinbank Thanh Xuân nói riêng phụ thuộc khá lớn vào mức độ hợp tác cũng như hiệu quả hoạt động của khách hàng vay vốn. Vì thế, để tạo thuận lợi cho công tác cho vay của chi nhánh, khách hàng vay vốn nên:

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán và kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.

+ Là khách hàng của Ngân hàng, chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng đắn những qui định mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn cũng như sử dụng vốn.

+ Cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác và đúng quy chuẩn cho CBTD và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu cung cấp.

+ Nâng cao chất lượng xây dựng phương án SXKD, lập dự án đầu tư, qua đó cung cấp cho ngân hàng phương án, dự án khả thi từ đó giúp cho ngân hàng cũng như chính mình tiết kiệm được thời gian và chi phí làm các thủ tục trong qui trình tín dụng.

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện phương án SXKD theo đúng tiến độ, kế hoạch đã xây dựng.

95

Ket luận chương 3

Từ những đánh giá thực trạng, kết quả, hạn chế đặc biệt là nguyên nhân hạn chế ở chương 2. chương 3 của luận văn đã nghiên cứu định hướng nâng cao CLTD đối doanh nghiệp của Vietinbank nói chung, Vietinbank Thanh Xuân nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất nhóm các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

96

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng là loại rủi ro có phản ứng dây truyền lây lan và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị xã hội của một quốc gia. Thực tế, tình hình rủi ro tín dụng trên thế giới và tại Việt Nam luôn có những biến động tương đối phức tạp. Vì vậy, nâng cao CLTD luôn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu, thường xuyên có tính chất lâu dài không những của toàn hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp mà với toàn xã hội.

Đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thanh Xuân” (phạm vi cho vay) đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa, hoàn thiện bổ sung lý luận về tín dụng NHTM, CLTD đối với doanh nghiệp của NHTM;

2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietinbank Thanh Xuân. Từ đó nên ra những thành công đạt được, những hạn chế còn tồn tại và

chỉ ra một

số nguyên nhân tồn tại về CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

3. Đề xuất đồng bộ 7 giải pháp đối Vietinbank Thanh Xuân và một số kiến nghị với Vietinbank, NHNN, cơ quan xây dựng luật pháp, một số bộ ngành liên

quan của nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp nhằm góp phần

nâng cao CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học là TS. Hà Thị Sáu. Xin chân thành cảm ơn tới Khoa sau đại học - Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ này. Do điều kiện

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Ngọc Hưng (2014), “Tín dụng Ngân hàng”, Học viện Ngân hàng.

2. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Toàn tập Quản Trị Ngân hàng Thương Mại”, NXB Lao Động.

3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

5. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

6. Báo cáo tài chính và các số liệu của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh Thanh Xuân.

7. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

8. Các báo, tạp chí: Tạp chí Ngân hàng, Thông tin tài chính, Thời báo kinh tế 9. Website: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)