6. Nội dung luận văn
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng
Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá, là ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. Các nhà kinh tế nói đến chất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là "Sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng", là " một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường" hay chất lượng là" năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng".
Với cách đề cập như vậy, thì Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Để có thể hiểu rõ hơn về CLTD, ta xem xét CLTD trên các khía cạnh sau: - Đối với khách hàng: CLTD được thể hiện ở chỗ số tiền mà NHTM cho vay
phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều
khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Ngoài ra, CLTD còn thể hiện
ở sự thỏa mãn cơ hội kinh doanh trên các khía cạnh:
19
+ Thời gian: tín dụng của ngân hàng thỏa mãn được thời điểm kinh doanh của khách hàng khi giải ngân và khi thu hồi vốn
+ Quy mô: tín dụng của ngân hàng đảm bảo về nhu cầu vốn mà khách hàng mong muốn
- Đối với NHTM: CLTD được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh
trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
CLTD không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của TCTD (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...) mà còn phải chịu tác động rất lớn bởi các điều kiện ngoại cảnh như môi trường kinh tế, chính sách nhà nước, sự thay đổi về giá cả thị trường... CLTD có thể tốt tại thời điểm phân tích nhưng sau đó có thể trở lên xấu đi. Vì vậy ta chỉ có thể hiểu CLTD ở một khái niệm tương đối mà thôi.
- Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: CLTD được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết
công ăn
việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
tích tụ
và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng
với tăng
trưởng kinh tế.
CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên quan điểm của cả ba chủ thể là ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự biến động của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một NHTM trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
Thứ hai, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn rất ít, trong khi đó khả năng huy động vốn lại rất cao. Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc ngân hàng phải cho các ngân hàng khác (hoặc chuyển về trung ương) vay lại nguồn vốn huy động. Trong
trường hợp này thì Hiệu suất sử dụng vốn nhỏ hơn 100% rất nhiều. Do phải cho vay lại nguồn vốn huy động với lãi suất thấp nên có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
+ Dư nợ, kết cấu dư nợ
Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung - dài hạn)
20
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
CLTD là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu), vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế...). Chính vì vậy, khi nói đến CLTD ngân hàng chúng ta vừa phải tính toán qua các chỉ tiêu định lượng vừa phải kết hợp xem xét về mặt định tính. Để đánh giá CLTD, cụ thể là hoạt động cho vay, ta có thể xem xét qua các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
a. Xét trên quan điểm ngân hàng:
+ Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn = _________Tổng tto nợ cho vay________________ x 100% Tổng nguồn vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay), ổn định về số dư và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một NHTM thường bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Thật là lý tưởng, nếu NHTM chủ động được nguồn vốn huy động để cân đối nhu cầu cho vay (lúc đó hiệu suất sử dụng vốn xấp xỉ bằng 100%). Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối được vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Hai khả năng có thể xẩy ra là:
Thứ nhất, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn đầu tư là rất lớn, trong khi đó khả năng huy động vốn là rất khó. Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc ngân hàng phải đi vay từ các ngân hàng khác (hoặc vay trung ương) để cho vay lại. Trong trường hợp này Hiệu suất sử dụng vốn lớn hơn 100% rất nhiều. Do phải đi vay với chi phí cao nên có thể làm cho hiệu quả hoạt động của tín dụng giảm. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất cho ngân hàng là phải từng bước chủ động cái thiện nguồn vốn huy động của mình.
Tổng dư nợ
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời gian cho vay (ngắn, trung dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của các loại tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của 1 ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ quy mô tín dụng càng lớn.
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Tổng dư nợ của Ngân hàng khi so sánh với thị phần cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ tín dụng của các tổ tín dụng ở Việt Nam được chia thành 5 nhóm đó là:
Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn
22 Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ
Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi
đã quá hạn, đây là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu
chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ___ợ qua ạ_______x 100% Tông dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì CLTD của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Việc theo dõi và quan tâm tới nợ nhóm 2 cũng là một yêu cầu cấp thiết. Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, có thời gian quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, vì thế nợ nhóm 2 được coi như là chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng của NHTM cũng như các TCTD.
Tỷ lệ nợ xấu(%) = x 100%
Tông dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ xấu hay tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ cũng là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá CLTD của TCTD. Một ngân hàng có nhiều nợ quá hạn, nợ xấu cho thấy công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nợ kém; ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn lớn dẫn đến mất khả năng thanh toán, giảm thu nhập. Do vậy, ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao sẽ bị đánh giá là CLTD thấp.
23
Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% là chấp nhận được. Tuy nhiên, để đối phó các NHTM luôn tìm mọi cách giảm hoặc hạn chế nợ quá hạn bằng nhiều cách như cho vay đảo nợ. Do đó, việc đánh giá CLTD của ngân hàng cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.
+ Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và CLTD trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chỉ tiêu này được xác định qua công thức sau:
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = ---
Dư nợ bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay. Chỉ tiêu này càng tăng thì việc tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt và chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phản ánh CLTD một cách tương đối vì nếu một NHTM cho vay nhiều đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu này sẽ thấp hơn so với các NHTM cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại có vòng quay vốn ngắn. Để đánh giá CLTD dựa trên tiêu chí này thì tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay và từng đối tượng vay cụ thể.
+ Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng không những thu hồi được vốn vay mà cả lãi tiền vay, đảm bảo độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Vì tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng nên đây cũng là nguồn thu chủ yếu và cũng là điều kiện tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để đánh g iá CLTD, ngân hàng có thể sử dụng tỷ lệ:
Hệ số sinh lời từ hoạt dộng tín dụng = -Lợi nhl÷ từ hoạt 'ta dụng_ x 100% Tong dư nợ tín dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng, nó nêu lên số lãi thu được từ 1 đồng dư nợ. Nên trong điều kiện thị trường và rủi ro như nhau thì chỉ tiêu này càng lớn càng có lợi cho ngân hàng.
24
Ngoài ra để cho thấy vai trò của hoạt động tín dụng đóng góp cho lợi nhuận ngân hàng, ta có thể xét đến chỉ tiêu:
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt dộng tin dụng = J1"1 nhập từ h“ạt động.tín. dụng x 100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Thu từ khoản tín dụng có hiệu quả cao sẽ đóng góp lớn vào thu nhập ngân hàng. Nếu khoản tín dụng bị quá hạn, chuyển nợ xấu thì không những không thu được gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của ngân hàng, nên sẽ kéo theo lợi nhuận giảm tương ứng.
Tuy nhiên, đối với một số khoản tín dụng theo kế hoạch của nhà nước thì chỉ tiêu này đôi khi tỏ ra không đầy đủ để phản ánh hiệu quả tín dụng. Vì mục tiêu kinh tế - xã hội hay chiến lược phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, những ngành công nghiệp non trẻ thì đôi khi mục tiêu lợi nhuận không phải là hàng đầu. Vì vậy, khi dùng các chỉ tiêu này để phân tích, chúng ta phải xem xét tổng hợp các mục tiêu của dự án vay vốn trung dài hạn.
b. Xét trên quan điểm của khách hàng doanh nghiệp:
Khách hàng doanh nghiệp là người trực tiếp sử dụng, quản lý vốn vay. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì chất lượng cho vay biểu hiện ở một số chỉ tiêu sau:
- Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng.
- Lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.
- Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
Có thể nói đây là những chỉ tiêu hệ quả phản ánh chất lượng cho vay tốt hay xấu. Một khoản cho vay tốt đối với ngân hàng cũng chính là khoản tín dụng tốt đối với khách hàng. Ta có thể thấy chỉ tiêu chất lượng cho vay phải được xem xét, phân tích trên nhiều giác độ, phải đặt trên quan điểm của cả khách hàng và ngân hàng. Có như vậy, việc đánh giá chất lượng hoạt động cho vay mới thật sự khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng để từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ một cách có hiệu quả.
25
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
+Mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp
Trước hết, NHTM cần quan tâm đến sự đánh giá của doanh nghiệp ngay từ khi đến giao dịch với ngân hàng, CBTD là người tiếp xúc đầu tiên với doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp sẽ đánh giá thái độ phục vụ của họ để có cái nhìn trước tiên về NHTM. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ có đánh giá về cơ sở vật chất, vị trí giao dịch, trang thiết bị của ngân hàng. Tiếp đến là chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, thủ tục vay, điều kiện cho vay, mức độ đáp ứng về số tiền cho vay, thời gian vay, loại tiền cho vay... Ngân hàng cần có các bước cho vay đơn giản thuận tiện, thời gian quyết định cho vay nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp thời cơ kinh doanh, việc kiểm soát trong và sau khi cho vay hạn chế gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ thấy thỏa mãn hơn nếu như ngân hàng thực hiện được chức năng tư vấn đối với khoản cấp tín dụng như tư vấn về các giải pháp phòng tránh rủi ro đối với phương án/ dự án, tư vấn về phương thức vay, thời hạn vay, lựa chọn đối tác đầu ra, đầu vào, đàm phán điều khoản trong hợp đồng kinh tế... để tăng tính khả thi, hiệu quả của phương án cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
+ Sự tuân thủ các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng
NHTM khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo luật ngân hàng và luật các TCTD, các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan và các văn bản chỉ đạo của NHNN cũng như của Chính Phủ. Các văn bản này được thiết lập nhằm phòng chống rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và hiệu quả của việc cho vay nói riêng. Một ngân hàng không thể được đánh giá là có CLTD tốt nếu như không đạt được tiêu chí đánh giá này.
+ Ảnh hưởng của các khoản cấp tín dụng đối với kinh tế - xã hội của địa
26
Nguồn vốn của NHTM là nguồn vốn quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi cả