Kiến nghị với các Doanh nghiệp vay vốn

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 112)

6. Nội dung luận văn

3.3.2.4. Kiến nghị với các Doanh nghiệp vay vốn

Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và Vietinbank Thanh Xuân nói riêng phụ thuộc khá lớn vào mức độ hợp tác cũng như hiệu quả hoạt động của khách hàng vay vốn. Vì thế, để tạo thuận lợi cho công tác cho vay của chi nhánh, khách hàng vay vốn nên:

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán và kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật.

+ Là khách hàng của Ngân hàng, chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng đắn những qui định mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn cũng như sử dụng vốn.

+ Cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác và đúng quy chuẩn cho CBTD và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu cung cấp.

+ Nâng cao chất lượng xây dựng phương án SXKD, lập dự án đầu tư, qua đó cung cấp cho ngân hàng phương án, dự án khả thi từ đó giúp cho ngân hàng cũng như chính mình tiết kiệm được thời gian và chi phí làm các thủ tục trong qui trình tín dụng.

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện phương án SXKD theo đúng tiến độ, kế hoạch đã xây dựng.

95

Ket luận chương 3

Từ những đánh giá thực trạng, kết quả, hạn chế đặc biệt là nguyên nhân hạn chế ở chương 2. chương 3 của luận văn đã nghiên cứu định hướng nâng cao CLTD đối doanh nghiệp của Vietinbank nói chung, Vietinbank Thanh Xuân nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất nhóm các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

96

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng là loại rủi ro có phản ứng dây truyền lây lan và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị xã hội của một quốc gia. Thực tế, tình hình rủi ro tín dụng trên thế giới và tại Việt Nam luôn có những biến động tương đối phức tạp. Vì vậy, nâng cao CLTD luôn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu, thường xuyên có tính chất lâu dài không những của toàn hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp mà với toàn xã hội.

Đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thanh Xuân” (phạm vi cho vay) đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa, hoàn thiện bổ sung lý luận về tín dụng NHTM, CLTD đối với doanh nghiệp của NHTM;

2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietinbank Thanh Xuân. Từ đó nên ra những thành công đạt được, những hạn chế còn tồn tại và

chỉ ra một

số nguyên nhân tồn tại về CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

3. Đề xuất đồng bộ 7 giải pháp đối Vietinbank Thanh Xuân và một số kiến nghị với Vietinbank, NHNN, cơ quan xây dựng luật pháp, một số bộ ngành liên

quan của nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp nhằm góp phần

nâng cao CLTD đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Thanh Xuân.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học là TS. Hà Thị Sáu. Xin chân thành cảm ơn tới Khoa sau đại học - Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ này. Do điều kiện

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Ngọc Hưng (2014), “Tín dụng Ngân hàng”, Học viện Ngân hàng.

2. Nguyễn Văn Tiến (2015), “Toàn tập Quản Trị Ngân hàng Thương Mại”, NXB Lao Động.

3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

5. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

6. Báo cáo tài chính và các số liệu của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh Thanh Xuân.

7. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

8. Các báo, tạp chí: Tạp chí Ngân hàng, Thông tin tài chính, Thời báo kinh tế 9. Website: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 112)