Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

6. Nội dung luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- Để nâng cao chất lượng thẩm định mà vẫn tiết kiệm được thời gian xử lý hồ sơ, CBTD cần trao dồi kỹ năng thẩm định tín dụng như sau:

+ Khi bắt tay vào việc thẩm định khách hàng, CBTD cần phải có định hướng ứng xử phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Nội dung thẩm định cần thể hiện một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng:

Xét về quy mô hoạt động: đối với những khách hàng vừa và nhỏ, báo cáo tài chính thường không chính xác, thông tin không minh bạch, không được cung cấp kịp thời do vậy cán bộ cần tập trung thẩm định nhiều về kinh nghiệm, năng lực và tài sản của đội ngũ lãnh đạo ban điều hành do ảnh hưởng lớn của đối tượng này đến doanh nghiệp, cũng như các yếu tố định tính; đối với những khách hàng lớn, báo cáo tài chính có độ tin cậy cao hơn, thông tin minh bạch hơn, nên năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ.. .được phản ánh qua các yếu tố định lượng. Đặc biệt, đối với các công ty đại chúng, có thể khai thác các thông tin công bố, đánh giá của bên thứ ba trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xét về thời gian quan hệ tín dụng: đối với khách hàng truyền thống, cán bộ thẩm định cần cập nhật thông tin mới, tránh tư tưởng chủ quan; đối với khách hàng mới, cán bộ cần phân tích toàn diện.

80

đó, cán bộ cần hết sức linh hoạt, tế nhị trong việc khai thác thông tin trực tiếp từ khách hàng, tận dụng tối đa các thông tin từ bên thứ ba, thông tin được công bố, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ CBTD cần phải có kỹ năng phỏng vấn, khảo sát thực tế:

Để việc khảo sát thực tế có hiệu quả, CBTD cần có kế hoạch cụ thể, tránh bị động khi thực hiện khảo sát thực tế dẫn đến việc khảo sát không có hiệu quả, hoặc phải đi khảo sát nhiều lần gây mất thời gian và phiền hà cho khách hàng.

+ Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn khách hàng: phải phù hợp với từng đối tượng (lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ kế toán, cán bộ kinh doanh, công nhân, bạn hàng của doanh nghiệp...) để khai thác tối đa thông tin giá trị, phục vụ thẩm định khách hàng.

+ Kỹ năng ghi chép: điểm lại các nội dung quan trọng khi thực hiện khảo sát thực tế tại khách hàng nhằm lưu lại với mục đích sử dụng để kiểm tra chéo các thông tin hồ sơ khách hàng, đồng thời giữa các thông tin từ các đối tượng khác nhau cung cấp. Việc ghi chép cần thực hiện ngắn gọn, tế nhị, không tạo cảm giác khó chịu đối với người đưa ra thông tin.

+ Kỹ năng quan sát và phát hiện ra những vấn đề: đưa ra những nhận định của bản thân, không quá lệ thuộc vào ý kiến của người khác khi căn cứ, bằng chứng chưa được rõ ràng, từ đây cần phát huy khả năng phát hiện nghi ngờ thông qua nguyên tắc kiểm tra chéo.

+ Kỹ năng kiểm tra, rà soát thông tin chéo:

■ Kiểm tra chéo thông tin trong hồ sơ, cụ thể là các thông tin trong các hồ sơ tài liệu của khách hàng và các thông tin thu thập được. Nếu có sự khác biệt, hoặc

nghi ngờ về tính trung thực của khách hàng thì yêu cầu khách hàng giải trình hoặc

khảo sát thực tế tình hình hoạt động của khách hàng để xác định thông tin

hợp lý

81

năng lực SXKD thực tế khác với hồ sơ hoặc thông tin cung cấp từ khách hàng, cụ thể là máy móc thiết bị hoạt động dưới công suất hoạt động bình thường của doanh nghiệp, mức độ hài lòng của công nhân/ người lao động về điều kiện lao động, chế độ lao động, lương thưởng, đặc biệt lưu ý các trường hợp nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội, tác phong thái độ của cán bộ doanh nghiệp, cách thức ứng xử.

- Ngoài ra, để luôn có được thông tin khách hàng chính xác, kịp thời phục vụ hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần lưu ý một số điểm sau:

+ Thông tin sử dụng để phân tích không chỉ là thông tin về khách hàng và phương án/ dự án cho vay mà còn phải quan tâm đến các thông tin về tình hình tài chính tiền tệ, thông tin kinh tế xã hội có liên quan. Các thông tin cần phải đầy đủ, cập nhật, chính xác và kịp thời

+ Khi đi thực tế xem hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần cử cán bộ am hiểu về địa bàn hoạt động và có kiến thức chuyên môn về ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh để có những nhận định, đánh giá đúng.

+ Việc cập nhật, phân tích thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, TSBĐ không những phải thực hiện khi đánh giá cấp giới hạn tín dụng hàng năm mà còn cần phải được theo dõi thường xuyên.

+ Cần có sự hợp tác và trao đổi thông tin thường xuyên, tăng cường mối quan hệ với các TCTD khác, các cơ quan tổ chức chính quyền địa phương và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng vì đôi khi họ có thể cung cấp thông tin quý báu cho Chi nhánh.

+ Đối với những dự án/ phương án lớn, phức tạp cần có sự phối kết hợp với các chuyên gia về lĩnh vực phân tích.

- Thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay: Thẩm định chính xác và đầy đủ hồ sơ pháp lý của khách hàng khi giải quyết cho vay sẽ bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro khi có tranh chấp xảy ra. Thông thường, khi thẩm định tính pháp lý của khoản vay và khách hàng cần chú ý tránh những sai sót như: cho vay tổ chức thiếu tư cách pháp nhân; HĐTD, hợp đồng bảo đảm và các chứng từ khác ký kết với ngân hàng không đúng thẩm quyền, hợp

82

đồng bảo đảm, HĐTD bị vô hiệu, không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định...là một trong những rủi ro gây ra tổn thất nặng nề nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0876 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w