Các hình thức huy động vốn khác

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 31 - 33)

Ngoài các hình thức huy động vốn trên ngân hàng còn thực hiện một số hình thức khác nhằm tạo nguồn vốn hoạt động như: vay các tổ chức tín dụng, vay vốn của Ngân hàng TƯ.

* Vay các tổ chức tín dụng:

Các ngân hàng thương mại thường vay vốn từ các tổ chức tín dụng để bù đắp thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trực tiếp với nhau qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế. Lai suất đi vay các ngân hàng thương mại thường cao và phải phụ thuộc vào khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng cho vay. Nguồn vốn này thường có thời hạn ngắn, chi phí cao nên các ngân hàng chỉ vay khi thật cần thiết và mang tính tạm thời.

* Vay ngân hàng TƯ

Ngân hàng thương mại vay ngân hàng TƯ nhằm bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ tai ngân hàng TƯ, thiếu hụt dự trữ, đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Ngân hàng TƯ cho các ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn như:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn. - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Ngân hàng TƯ luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại. Việc cho vay của Ngân hàng TƯ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm đẩy mạnh, khuyến khích đầu tư, cho vay và lãi suất cao khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát hay phạt trong trường hợp thiếu dự trữ bắt buộc. Nguồn vốn này thường có thời hạn ngắn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

* Nguồn vốn khác:

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên trong quá trình hoạt động các ngân hàng thương mại còn có thể tạo lập vốn từ nhiều nguồn khác nhau :

- Vốn trong thanh toán: là vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế cụ thể:

Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người chi trả nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán.

Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán như séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ ký quỹ.

Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình, thủ tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán được giảm đi đáng kể, do đó vốn mà ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toán cũng giảm. Nhưng do ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và khoản thanh toán được thực hiện qua ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn này có điều kiện gia tăng.

- Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các các tổ chức trong và ngoài nứơc cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội.

- Ngoài ra ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức chứng khoán cho khách hàng... qua

nghiệp vụ này cũng tạo thêm nguồn vốn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w