Huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 60 - 61)

Kết luận chương

2.2.2.3. Huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng bắt đầu tiến hành huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn vô danh, ghi danh, ghi sổ với lãi suất trả trước và trả sau từ năm 2005 đã phát hành được nhiều đợt trong các năm gần đây.

về tổ chức triển khai: Chi nhánh đã tổ chức triển khai đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, quảng cáo tới mọi đối tượng khách hàng, cụ thể như sau: + Treo băng rôn, đặt biển quảng cáo tại các địa điểm giao dịch. + Phát hành, in ấn tờ rơi và phát tới các đối tượng khách hàng.

+ Thường xuyên tiếp thị, giới thiệu khách hàng tới giao dịch và tham gia gửi chứng chỉ tiền gửi

về chất lượng các chương trình huy động chứng chỉ tiền gửi: Chương trình

có lãi suất cạnh tranh cao, quà tặng hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của dân cư trên địa bàn nên đã thực sự thu hút được nhiều khách hàng tham gia gửi mới trong đó tập trung nhiều nhất vào các kỳ hạn từ 1- 6 tháng.

về hiệu quả chương trình: có thể nói việc phát hành chứng chỉ tiền gửi thời

gian qua đã giúp ngân hàng huy động vốn góp phần phục vụ đầu tư và phát triển đất nước; đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống; tăng thêm công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả cho các tầng lớp dân cư và các tổ chức, góp phần hình thành và phát triển thị trường vốn trong nước. Số dư huy động chứng chỉ tiền gửi tăng dần qua các năm 25 tỷ - 1%/ tổng nguồn (2007), 90 tỷ - 3.05%/ tổng nguồn (2008), 140 tỷ - 3.95%/ tổng nguồn (2009)

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w