Huy động nguồn vốn tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 51 - 53)

Kết luận chương

2.2.2.1 Huy động nguồn vốn tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế

hi.

Đây là bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, dân cư và các tổ chức kinh tế chưa sử dụng đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Bảng 5. Huy động nguồn vốn qua hình thức nhận tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội (2007-2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế tăng trưởng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2009 nguồn vốn VND tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng mạnh đạt 152% so năm 2007( 430 tỷ đồng). Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy, Chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Số dư tiền gửi từ đối tượng

VND VND VND

này tuy có tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (cao nhất cũng chỉ khoảng 22%). Điều này có thể lý giải một phần do tâm lý người dân chưa quen sử dụng các tiện ích, dịch vụ ngân hàng, một phần do Chi nhánh chưa đẩy mạnh hình thức marketing, quảng cáo sản phẩm dịch vụ đến tận tay người dân. Thêm nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích luỹ trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng; nhu cầu đầu tư cao trong khi khả năng tự tích luỹ, tài trợ thấp.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn USD tại chi nhánh của các tổ chức gần như bằng không vì theo quy định để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh tăng trưởng nhanh qua các năm là do chi nhánh huy động được tiền gửi từ Bảo hiểm xã hội, Viện đại học mở, Tổng cty Tầu thủy Việt Nam...So liệu như sau: năm 2007: 1170 tỷ đồng, năm 2008 : 1273 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2007), năm 2009 là 1505 tỷ đồng (tăng 28,6% so với năm 2007).

Để có được kết quả đáng khích lệ trên, Chi nhánh đã luôn chú trọng đến các biện pháp khơi tăng tiền gửi khách hàng nhất là các tổ chức kinh tế. Chi nhánh đã có chính sách để giữ và phát triển khách hàng như giảm lãi suất tiền vay, giảm phí dịch vụ.cho những doanh nghiệp có số dư tiền gửi cao vào cuối năm do tiền thu bán hàng, tiền thu khối lượng công trình thường được thanh toán vào cuối năm. Hơn nữa, hàng năm Chi nhánh thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, tiếp xúc, phát phiếu thăm dò với những đại bộ phận khách hàng để tìm hiểu, tiếp thu những ý kiến đóng góp, nắm bắt yêu cầu mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0509 Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NH Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w